MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nô lệ lao động thời hiện đại ở Hongkong

26-11-2012 - 06:52 AM | Tài chính quốc tế

Nhiều lao động đang còng lưng trả nợ khi phải nộp gần như tất cả tiền lương trong nhiều tháng liền cho các công ty, văn phòng cho vay và những tổ chức đã sắp xếp công việc cho họ.

Arida, 34 tuổi, nước mắt lưng tròng khi nói về áp lực và nỗi lo sợ đang phải đối mặt nơi đất khách quê người. Chủ nợ yêu cầu cô phải thanh toán gần hết số lương tháng 3.740 đô la Hong Kong (483 USD) mà cô phải gánh chịu khi tìm một công việc tại Hongkong.

Nô lệ không công thời hiện đại

Tháng 7 vừa qua, cô đã dừng việc thanh toán sau khi tổ chức bảo vệ người lao động cho biết khoản phí mà cô đang phải chịu là bất hợp pháp tại Hongkong. Chủ nợ lúc đó liên tục quấy rầy cô cũng như gia đình - nơi cô làm giúp việc. Arida cũng đang rất lo lắng, liệu cô có thoát khỏi khối nợ 5.000 USD quá sức đó hay không.

Sau khi tìm hiểu thông tin từ chính người lao động, từ các tổ chức phi lợi nhuận - nơi tiếp nhận hàng ngàn lá thư cầu cứu, được biết, hàng nghìn phụ nữ tại Hongkong đã rơi vào tình cảnh tương tự, chủ yếu là những người đến từ Indonesia và Philippines. Họ đang còng lưng trả nợ khi phải nộp gần như tất cả tiền lương trong nhiều tháng liền cho các công ty, văn phòng cho vay và những tổ chức đã sắp xếp công việc cho họ.

Các chủ nợ, trong đó có một bộ phận thuộc hệ thống tín dụng đen tại Hongkong, đang "phá đám" những bộ luật có chủ trương bảo vệ phụ nữ. "Nhiều văn phòng việc làm đang cấu kết với chủ nợ và người có nhu cầu tuyển lao động để tiết kiệm tiền và kiếm tiền bằng cách đánh phí người tìm việc", ông Holly Allan, sáng lập viên Helpers for Domestic Helpers, tổ chức phi lợi nhuận đã nhận đến 5.000 lá thư khiến nại vào năm ngoái, cho biết. Ông cũng khẳng định, đây chính thức là một hình thức nô lệ không công, nô lệ thời hiện đại.

Hongkong hiện có hơn 300.000 lao động làm thuê, như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, chăm trẻ và người già. Quy định của thành phố là không giới hạn về số giờ lao động đối với loại hình việc làm này, những tổ chức tuyển dụng chỉ được thu phí hoa hồng ở mức 10% một tháng lương. Bên cạnh đó, người lao động được nghỉ 1 ngày 1 tuần.

Các khoản phí khác, trong đó có phí kiểm tra y tế, bảo hiểm, visa và vé máy bay, sẽ do nhà tuyển dụng chi trả. Trong khi đó, để kiếm lời, các văn phòng thường thu phí của người tìm việc cho việc đào tạo lao động và những khoản khác trước khi họ rời quê hương sang, còn Hongkong thì không cấm những hoạt động như vậy.

Arida rời Indonesia tới Hongkong tháng 8/2011 để làm người giúp việc. Bên cạnh phí tìm việc, cô còn phải nộp phí đào tạo, trong đó có phí hướng dẫn sử dụng... máy giặt. Khoảng 3 tháng sau khi tới đây, Arida bị mất việc trong khi vẫn đang nợ những khoản phí tương đương với vài tháng lương. 

Cô cho biết, Wang Fullco - văn phòng việc làm trước đó sắp xếp công việc - đã đưa cô đến một tổ chức cho vay có giấy phép tên là Toyo Finance & Credit. Họ cho cô tiếp nhận một khoản vay mới đủ lớn để trả món nợ cũ, tìm việc mới và giữ lại một ít.

Thế nhưng, giám đốc của Wang Fullco, ông McLean Ngông, phản bác cho rằng, văn phòng của ông không dẫn lao động đến tổ chức cho vay mà chỉ giữ lại 10% một tháng lương - phí hoa hồng đúng như quy định và một khoản tương tự nếu có hợp đồng mới. Còn Gilbert Ng, một nhà điều hành tại Toyo Finance & Credit, cũng từ chối bình luận.

Hai năm vừa qua, số lượng các tổ chức cho vay có giấy phép được đăng ký tại Companies Registry, Hongkong tăng 20%, lên con số 938. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại không được cơ quan tiền tệ Hongkong quản lý. Để có giấy phép kinh doanh, người hoặc tổ chức cho vay chỉ cần trả một khoản 1.382 USD mỗi năm cho Cục cấp phép Hongkong. 

Hiệp hội cho vay có giấy phép, đại diện khoảng 40 công ty Hongkong, đã từ chối trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề trên. Họ chỉ nói rằng, các thành viên trong hiệp hội đã và đang chấp hành những quy tắc nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay lành mạnh.

Cơ quan chức năng vào cuộc

Kể từ năm 2010, mỗi năm người lao động nước ngoài tại Hongkong đã gửi khoảng 2.000 lá thư tới lãnh sự Philippines tại Hongkong để tìm kiếm sự giúp đỡ, với mong muốn có thể giải quyết được các khoản phí sau khi mất việc - ông Manuel Roldan, nhân viên lãnh sự, cho hay.

Phát ngôn viên của Bộ Lao động Hongkong Lily Chan cho biết năm 2011 họ nhận được 54 đơn thư, 9 tháng đầu năm nay là 27 thư khiếu nại về tình trạng các văn phòng tuyển dụng lao động đánh phí quá cao. Hai doanh nghiệp đã bị xử lý, bị phạt 50.000 đôla Hongkong và tước giấy phép kinh doanh. Bà cũng nói thêm: "Chúng tôi đang rất quan tâm đến vấn đề này và sẽ trình lên các cơ quan chức năng".

Theo thống kê của Sở nhập cư, 8.000 lao động đã tới Hongkong từ tháng 1 tới tháng 6. Hầu hết họ sẽ phải đối mặt với tình trạng giống như cô Arida - bà Eni Lestari, phát ngôn viên của Cơ quan hợp tác nhập cư châu Á (AMCB) - tổ chức đại diện cho 20.000 người lao động nước ngoài tại Hongkong, thông báo. "Họ có tất cả những thông tin, dữ liệu của gia đình bạn và chủ lao động. Nếu bạn quyết định đi khỏi văn phòng, họ sẽ vẫn tiếp tục làm phiền bạn".

Theo Hung Ninh
VEF

huongnt

Trở lên trên