MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Obama tới châu Phi: Chậm chân hơn Trung Quốc

05-07-2013 - 12:27 PM | Tài chính quốc tế

Kim ngạch thương mại Trung Quốc - Châu Phi hiện nay gấp đôi so với quan hệ thương mại Mỹ - Châu Phi.

Lịch sử không lặp lại chính nó nhưng đôi khi nó có vần điệu. Thực tế, chuyến đi thực sự đầu tiên của Tổng thống Barack Obama đến châu Phi trùng hợp với những giây phút nguy kịch của Nelson Mandela không bao giờ có thể là kịch bản. Đó quả là một khoảnh khắc kỳ lạ. Tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ bước vào khán đài ngay khi Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi đang nằm trên một cánh cung chuẩn bị lao đi. 

Người châu Phi có thể được tha thứ cho câu hỏi liệu sự quan tâm mới của Tổng thống Obama ở châu Phi sẽ kéo dài được bao lâu. Đã dành tổng cộng 20 giờ trên lục địa này trong nhiệm kỳ đầu tiên (tại một điểm dừng chân năm 2009 ở Ghana), chuyến công du 6 ngày của ông Obama là để nhấn mạnh một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ - Phi.

Các quan chức Mỹ nói, thời kỳ của viện trợ nước ngoài đã đi qua. 7 trong số 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới là ở châu Phi. Tuy nhiên, đứng đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Brazil, là những quốc gia đang gặt hái những cơ hội đầu tư mới ở lục địa này. Và bây giờ là cơ hội của ông Obama.

Vấn đề ở đây là gì? Vâng. Địa chính trị là một trò chơi lâu dài. Bill Clinton là người đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại thông qua Luật Phát triển và Cơ hội của châu Phi (AGOA), qua đó cho phép các nhà xuất khẩu châu Phi được miễn thuế vào thị trường Mỹ. Tổng thống George W Bush là người đã thiết lập chương trình PEPFAR giúp cứu sống hàng trăm ngàn nạn nhân HIV-AIDS của châu Phi. Tổng thống Obama đã được thừa hưởng cả hai, song ông chưa làm được gì tương đương để hiển thị trên tài khoản của mình.

Trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, châu Phi đã bắt đầu vượt lên như thị trường mới nổi tiếp theo. Tuy nhiên, dám cá rằng cho đến nay 90% thời gian của ông Obama chi cho châu Phi đã bị “nuốt chửng” bởi các hoạt động chống khủng bố của Mỹ, và tập trung từ Sahel qua Magreb đến vùng Sừng châu Phi (vùng Đông Bắc Phi). 

Tuần trước, Mỹ đã thông báo mở một cơ sở bay không người lái Predator ở Niger. Trên các lãnh thổ của Mali, Yemen và Somalia, máy bay không người lái của Mỹ đang trở thành gần như quen thuộc vì nó là trong khu vực bộ lạc của Pakistan. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, 81%  người Senegal chấp thuận Mỹ - một con số nổi bật tích cực cho rằng Senegal là một quốc gia Hồi giáo áp đảo. 

Thứ hai, Trung Quốc đang tính một bài toán lâu dài. Có báo cáo về phát triển châu Phi cho rằng Mỹ Latinh và Trung Á đang oán giận tham vọng của Trung Quốc. Một số cáo buộc Bắc Kinh theo chủ nghĩa thực dân kiểu mới, kể từ khi Trung Quốc khai thác nguyên vật liệu tại một quốc gia và sau đó xuất khẩu hàng hóa đã hoàn thành trở lại cho chính quốc gia đó. Tất cả đều có thể là công bằng, nhưng Trung Quốc không phải là “người đi đêm”. Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất châu Phi gần như tương đương với khoản đầu tư vào hàng hóa. Thương mại Trung Quốc - châu Phi đã tăng lên hơn 10 lần kể từ năm 2000, đạt khoảng 170 tỷ USD vào năm 2012 - gấp đôi so với kim ngạch thương mại Mỹ - Phi. 

Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, Chủ tịch nước Trung Hoa ông Hồ Cẩm Đào đã đến châu Phi 7 lần. Vài tuần sau khi tiếp quản từ ông Hồ Cẩm Đào vào tháng 3, Tân Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến công du tới 3 quốc gia châu Phi (hai trong số đó là Tanzania và Nam Phi - nơi ông Obama cũng đang đến thăm). 

Đặt Trung Đông sang một bên, nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama là thực hiện “Trục châu Á” của mình. Nhưng như Vali Nasr, cựu trợ lý của đại sứ Richard Holbrooke, đã chỉ ra, bản thân Trung Quốc đã xoay vòng khá nhiều ở khắp mọi nơi khác trên thế giới, bao gồm cả châu Phi.

Mục tiêu của Mỹ là độc diễn hoặc tham gia cùng Trung Quốc vào sân chơi toàn cầu. Song máy bay không người lái hay không thăm bốn năm một lần sẽ là một thay thế cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài. Tổng thống Obama đã có một khởi đầu muộn màng trên “lục địa đen”. Chúng ta hãy hy vọng nó đánh dấu một cách tiếp cận mới khi châu Phi sẽ được liên kết với chiến lược châu Á lớn hơn của ông Obama. Với gần 4 năm còn lại trong Nhà Trắng, liệu ông có đủ thời gian cho nó thành hiện thực? 

Thủy Tiên

huongnt

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên