MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Tập Cận Bình sẽ bàn luận những gì ở Nhà Trắng?

22-09-2015 - 15:11 PM | Tài chính quốc tế

Phát ngôn viên Nhà trắng là ông Earnest đã nhận định đây sẽ là cơ hội để "mở rộng hợp tác Mỹ-Trung" và "giải quyết các bất đồng theo hướng xây dựng". Sau đây là danh sách các vấn đề cần giải quyết dưới góc nhìn của người Mỹ.

Hôm nay (22/9) là ngày đầu tiên trong lịch trình chuyến thăm Mỹ chính thức cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trạm dừng chân đầu tiên của ông Tập Cận Bình là Seattle, sau đó ông sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm 25/9. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước được sự quan tâm đông đảo nhất không những từ phía giới chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội mà còn bởi hàng trăm nhà kinh tế, giới doanh nhân tại 2 nước Mỹ và Trung Quốc nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Sau đây là danh sách các vấn đề cần giải quyết dưới góc nhìn của người Mỹ:

1. Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung

Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc ngày một trầm trọng. Các số liệu ước tính, mỗi ngày khối lượng thâm hụt lên tới 1 tỷ USD ngay cả khi đồng nhân dân tệ tăng giá gần 30% so với đồng USD.

Về vấn đề này, các nhà kinh tế có những giải thích khác nhau: Thứ nhất, xuất khẩu Trung Quốc luôn ở thế cạnh tranh để lấy thị phần từ quốc gia khác; thứ hai, xu hướng tiêu dùng tại Mỹ cho thấy Mỹ mua hàng từ Trung Quốc nhiều hơn lượng bán ra; thứ ba, khối lượng thâm hụt thương mại của Mỹ bị thổi phồng bởi giá trị hàng hóa tiêu dùng cuối cùng đều được tính cho kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc mặc dù nhiều phần tử cấu thành được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác, ví dụ như iPhone hoặc TV.

Những lập luận này đều nghiêng về phía cho rằng tỷ giá hối đoái chỉ đóng góp một vai trò giới hạn trong mô hình thương mại. Trái lại, một số nhà chính trị gia Mỹ đã cáo buộc hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc là thủ phạm chính cho thâm hụt thương mại.

2. Vấn đề môi trường

Trái đất đang nóng dần lên. Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, Trái đất đang dần trở nên nguy hiểm đối với sự sinh tồn của con người. Quan trọng là, cả Trung Quốc và Mỹ đều có can thiệp đến sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Vào năm 2012, khối lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc chiếm gần 1/4 lượng toàn cầu, gấp 2 lần Mỹ là quốc gia phát thải khí nhà kính cao số 2, theo số liệu được cung cấp bởi Viện tài nguyên thế giới. Mỹ và Trung Quốc đều cho thấy thiện chí đối với thỏa thuận kiểm soát khí thải sẽ được ký kết tại Hội nghị Quốc tế về khí hậu Paris.

Dẫu vậy từ trước đến nay, Trung Quốc luôn tìm đến con đường tốt nhất trong các cuộc đàm phán. Vấn đề môi trường phải được cân bằng với tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của nền kinh tế đối với các vấn đề bên ngoài. Đồng thuận chung của Obama và Tập Cận Bình được coi là thước đo cho kết quả của hiệp định sắp tới tại Paris.

3. An ninh mạng

Ngân sách chi tiêu của Trung Quốc cho công nghệ thông tin tăng theo cấp số nhân, và các công ty châu Âu mong được chen chân vào thị trường này. Nhưng kể từ khi cựu nhân viên cơ quan An ninh Mỹ Edward Snowden tiết lộ về hoạt động do thám trên diện rộng của Trung Quốc, giới chức Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực tẩy chay công nghệ nước ngoài khỏi các tổ chức ngân hàng, quân đội, các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan chính phủ.

Các công ty Mỹ lo ngại rằng khả năng gia nhập thị trường công nghệ thông tin Trung Quốc sẽ bị cắt giảm khi mà Obama áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân tổ chức bị cáo buộc truy cập bất hợp pháp vào hệ thống mạng doanh nghiệp Mỹ.

Ngoài ra theo giời phân tích, tình hình căng thẳng trên biển Đông cùng với một số lo ngại của phương Tây về nhân quyền ở Trung Quốc cũng là những vấn đề sẽ được đem ra bàn luận.

Thảo Trang

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên