MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Paris “nếm mùi” khủng hoảng kinh tế thế giới

01-04-2009 - 14:51 PM | Tài chính quốc tế

Thành phố được du khách ghé thăm nhiều nhất thế giới hiện đang chịu ảnh hưởng mạnh từ việc du lịch toàn cầu đi xuống. Người Pháp coi đây như một thảm họa.

Tại một cửa hàng đồ lưu niệm trên Boulevard de Clichy, người quản lý cửa hàng Amir Mezzine cảm thấy tuyệt vọng. Doanh số của cửa hàng anh hạ 30% từ năm ngoái. Số lượng du khách đến Paris ngày một ít đi và những khách đến đây chi tiêu ít hơn.

 

Anh đã thay đổi cách sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng, thay những mặt hàng có giá cao bằng áo phông và khung ảnh Paris. Những cửa hàng khác cho biết họ cảm thấy hết sức khó khăn trong việc thích nghi với tình hình mới.

 

Tháng 2/2009, lượng khách đến hai sân bay lớn tại Paris giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Công suất phòng giảm 10%. Lượng khách đến tháp Eiffel giảm 7% so với năm 2008. Bộ Thương Mại Mỹ mới đây công bố số du khách Mỹ đến Pháp giảm 7% trong năm 2008.

 

Ngành kinh doanh khách sạn và nhà hàng ăn uống của thành phố mang lại 13,2 tỷ USD/năm. 12,1% dân số làm việc trong ngành này. Ông Bertrand LeCourt, chủ tịch một hiệp hội khách sạn, nhận xét những gì đang diễn ra là một thảm họa.

 

Những khách sạn và nhà hàng vắng khách

 

Không chỉ số lượng khách du lịch giảm, số lượng người đến Paris trong những chuyến công tác cũng giảm. Trước đây một loạt các hội thảo và hội chợ thương mại đã được lên lịch tổ chức, tuy nhiên cho đến nay con số đó đã sụt giảm nghiêm trọng. Ông Gérard Cros, chủ khách sạn Sport – một khách sạn 95 năm tuổi, nhận xét công việc kinh doanh quý 2/2009 thật sự khiến họ khiếp sợ.

 

Công việc kinh doanh của các nhà hàng ăn uống cũng không mấy tốt đẹp hơn. Đại diện một nhà hàng ăn uống cho biết doanh số giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước.

 

Một số nhà hàng xịn trong thành phố đã thay đổi thực đơn sang các món có giá thấp hơn hoặc món có giá cố định. Khách sạn Relais Plaza đang đưa ra thực đơn bữa tối cho khách với giá 66USD, thấp hơn rất nhiều so với trước đây, số lượng khách đến của hàng trong khoảng thời gian từ tháng 12/2008 đến hết tháng 3/2009. Đại diện khách sạn cho biết họ không lo lắng về tương lai nhưng cũng đã đến lúc cần phải tính toán thật sự nghiêm túc.

 

Nhà hàng ăn hạng trung cũng chịu nhiều tác động bởi khách du lịch tìm đến các cửa hàng đồ ăn nhanh cũng như các tiệm bánh ngọt tại thành phố nhiều hơn. Ông Xavier Barbaux, đồng sáng lập Salt & Pepper, nhận định những nhà hàng ăn hạng trung sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi lợi nhuận biên của họ quá thấp, họ không thể tiếp tục giảm giá để giữ khách.

 

Người Mỹ không còn thích đến Pháp

 

Ngay trước khi khủng hoảng tài chính trở nên tệ hại hơn, việc đồng euro tăng giá so với USD đã khiến người Mỹ không còn muốn đi du lịch Pháp. Từ năm 2007 đến năm 2008, số lượng khách du lịch Mỹ đến Pháp hạ 18,3%. Từ đỉnh cao vào tháng 4/2008, đồng euro đã suy yếu 15% so với USD, tuy nhiên điều này vẫn không đủ để hút khách Mỹ đến Pháp.

 

Việc người Trung Quốc không còn thích đi du lịch Pháp cũng khiến ngành du lịch nước này trở nên khó khăn hơn. Ông Nan Cheng, một người chuyên phụ trách các tua từ Trung Quốc đến Pháp, cho biết số lượng tua từ Trung Quốc đến Pháp đã giảm một nửa từ mùa hè năm ngoái. Có một tin tốt duy nhất đó là những người đi du lịch chi tiêu nhiều hơn nhưng số khách này đang giảm dần.

 

Trên thực tế, suy thoái kinh tế không ảnh hưởng đến ý thích mua sắm của khách du lịch. Tại quầy hàng pha lê Swarovski ở Boulevard Haussmann, người bán hàng cho biết dù người Pháp hạn chế chi tiêu hơn với mặt hàng này nhưng khách du lịch nước ngoài vẫn tăng mua sắm.

 

Ngọc Diệp

Theo Businessweek

 

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên