MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phá giá nhân dân tệ: Kẻ mất, người được

12-08-2015 - 14:31 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc bất ngờ giảm giá đồng NDT kể từ hôm qua. Sự kiện này làm khuấy đảo thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi vẫn còn chưa rõ là đồng NDT có được duy trì giảm giá không nhưng vị thế thị trường đã được phân định thành hai bờ đối lập.

Kẻ mất

Các đồng tiền ở khu vực

Tất cả các đồng tiền khu vực châu Á trừ đồng yên Nhật đều giảm do lo ngại đồng nhân dân tệ yếu đi sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách trong khu vực giảm giá tỷ giá hối đoái để cạnh tranh với hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Morgan Stanley cho biết: “Nạn nhân chủ yếu của sự thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc là những nước có quan hệ thương mại và cạnh tranh xuất khẩu với Trung Quốc.

Đối với các đồng tiền của khu vực châu Á ngoại trừ Nhật Bản, Morgan Stanley viết “những nạn nhân lớn nhất của việc Trung Quốc thay đổi chính sách tiền tệ sẽ là những nước có thị trường xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc vốn đang chìm trong giảm phát và dư thừa sức mua”. 

Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Thái Lan đều nằm trong nhóm nước này.

Quốc gia nào sẽ bị mất sức cạnh tranh khi nhân dân tệ yếu đi?

Biểu đồ trên thể hiện trọng số đồng nhân dân tệ trong tỷ giá được điều chỉnh theo thương mại của các nước. Theo đó có rất nhiều cái tên đến từ châu Á có tỷ trọng lớn như Hồng Kông, Philippines, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc.

Phiên hôm nay đồng đô la Sing dẫn đầu cơn sụt giảm với mức giảm 1,4%. Trong khi đồng won Hàn Quốc giảm mạnh nhất kể từ năm 2013.

Ngành hàng không Trung Quốc

Cổ phiếu hãng hàng không China Southern Airlines giảm 18% tại Hong Kong - mức giảm sâu nhất kể từ năm 2001. Cổ phiếu của hãng China Eastern Airlines cũng không thoát khỏi cơn sụt giảm với 16%, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong 7 năm. Hãng này cho biết, tỷ giá đồng nhân dân tệ giảm 1% làm lợi nhuận China Southern Airlines mất đi 767 triệu NDT (121 triệu USD)

Các công ty sản xuất hàng xa xỉ châu Âu

Là một đối tác thương mại quan trọng của Liên minh châu Âu, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc trở thành nguồn lợi ích chính của các nhà sản xuất hàng xa xỉ. Tuy nhiên đồng nhân dân tệ yếu đi làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu giảm. Các mặt hàng chịu tác động trực tiếp là ô tô Đức, đồng hồ Thụy Sĩ, túi xách Pháp.

Cổ phiếu BMW AG giảm 4% tại Đức trong khi năm 2014, 19% doanh thu hãng này đến từ Trung Quốc. Cổ phiếu hãng Louis Vuitton cũng giảm 5,4%. Năm ngoái, doanh thu của các hãng sản xuất đồ xa xỉ từ các quốc gia châu Á trừ Nhật Bản chiếm khoảng 29%.

Các hãng sản xuất hàng tiêu dùng

Cổ phiếu Apple Inc giảm 5,2%, đánh dấu lần giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2014. Sự giảm giá của đồng nhân dân tệ có thể khiến các công ty này phải tăng giá thành hoặc là chấp nhận giảm lợi nhuận.

Cổ phiếu Swatch Group AG – Hãng đồng hồ Thụy Sĩ cũng báo cáo sụt giảm 3,6%. Thị trường Hong Kong và Đài Loan chiếm 37% doanh thu của hãng trong năm ngoái.

Sản xuất trong nước

Đồng nhân dân tệ giảm giá tăng chi phí nhập khẩu bao gồm cả hàng hóa cơ bản. Cổ phiếu Vale SA - nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới giảm 5,1% tại Sao Paulo, Brazil.

Người được

Ngành xuất khẩu của Trung Quốc

Các công ty xuất khẩu trong nước được hưởng lợi ích từ việc đồng nhân dân tệ rẻ hơn. Cổ phiếu công ty Engineering tăng 5,9% tại Hong Kong, trong khi cổ phiếu Lenovo Group tăng 2,9%. Mỗi bên đều nhận thêm 65% doanh thu từ nước ngoài.

Theo Dong Yang – Tổng thư ký Hiệp hội sản xuất xe hơi Trung Quốc cho biết: “Ô tô xuất khẩu từ Trung Quốc đã chậm lại trong những năm qua do sự giảm giá của đồng Yen và nay đã giành được lợi thế so với các đối thủ như Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Các doanh nghiệp dệt may có thị trường tại nước ngoài cũng được hưởng lợi từ sự mất giá của đồng nhân dân tệ. Li & Fung, một công ty thương mại Hong Kong chuyên cung cấp quần áo và đồ chơi cho thị trường Mỹ và châu Âu cho biết, cổ phiếu công ty này tăng 5% tại Hong Kong.

Thảo Trang

Bloomberg

Trở lên trên