MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Sửng sốt” với vấn đề thất nghiệp tại Trung Quốc

10-09-2010 - 14:36 PM | Tài chính quốc tế

Khoảng 25% sinh viên tốt nghiệp không thể kiếm được việc làm trong khi CEO của nhiều tập đoàn lớn quá khó để tìm được nhân sự tốt.

Theo bài báo gần đây trên BusinessWeek, năm 2010, khoảng 25% sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc không thể kiếm được việc làm. Trong khi đó giám đốc điều hành tại hàng trăm tập đoàn đa quốc gia thường nói với tôi rằng thách thức lớn nhất với tăng trưởng doanh nghiệp của họ chính là tuyển dụng và giữ chân nhân tài.

Trong số hơn 1/3 doanh nghiệp lớn mà tôi có dịp tìm hiểu, tỷ lệ đổi người lao động hàng năm lên tới 30%. Trong khi đó tại Mỹ, tỷ lệ đổi lao động 11% đã quá cao bởi chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động rất tốn kém. Con số 9% phù hợp với việc đưa những ý tưởng mới vào công ty và loại bỏ những nhân sự không còn phù hợp.

Citigroup thời gian gần đây cho biết muốn tăng gấp 3 số lượng nhân viên tại Trung Quốc lên 12 nghìn trong 3 năm. Các doanh nghiệp, tổ chức như Goldman Sachs cho đến Intel và Microsoft đang cố gắng đẩy mạnh tuyển dụng nhân viên và họ đương đầu với vấn đề tương tự. Vậy thực tế gì đang diễn ra khi quá nhiều sinh viên Trung Quốc không thể tìm được việc làm? Tại sao lại có sự thiếu hợp lý giữa cung cầu lao động đang tồn tại?

3 thập kỷ qua, gần như mọi mặt của xã hội Trung Quốc đều trải qua qua trình cải tổ, từ sự tự do làm việc ở bất cứ nơi đâu trên đất nước cho đến việc khởi nghiệp và quyền cưới xin, tuy nhiên giáo dục và y tế vẫn tụt lại phía sau.

Quy mô lớp học quá lớn, giáo viên dậy sinh viên học vẹt, sinh viên không được học nhiều về những môn nghệ thuật đúng với nhu cầu của họ. Thay vào đó, sinh viên thường tập trung vào chuyên ngành duy nhất của họ, ví dụ như kế toán, trong suốt 4 năm học đại học, vì thế họ không thể thích ứng được với môi trường kinh doanh toàn cầu vốn đòi hỏi lối suy nghĩ linh hoạt. Họ thông minh và nhiệt tình học hỏi nhưng không được chuẩn bị đủ kỹ năng để làm việc cho tập đoàn toàn cầu.

Công ty nghiên cứu thị trường của tôi đang đẩy mạnh tuyển dụng thế nhưng không thể tăng trưởng nhanh như chúng tôi mong muốn cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đối với hàng nghìn lá đơn xin việc nhận được, chúng tôi chỉ tìm thấy 2 ứng viên phù hợp. Tiêu chuẩn tuyển dụng của chúng tôi rất cao thế nhưng nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng đương đầu với vấn đề tương tự.

Hệ thống giáo dục của Trung Quốc cần phải thay đổi thật nhanh nếu Trung Quốc muốn nhanh chóng định hướng nền kinh tế sang định hướng dịch vụ chứ không phải nền kinh tế với trọng tâm vào lĩnh vực sản xuất có chi phí nhân công thấp.

Nhiều chuyên gia phân tích nói đến chênh lệch giữa thu nhập khu vực nông thôn và thành thị đã gây ra nhiều hậu quả tại Trung Quốc.

Dù số lượng sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc đã tăng từ 1 triệu/năm cách đây 1 thập kỷ lên hơn 6 triệu trong năm nay, số lượng người gia nhập lực lượng lao động với nhiều kỳ vọng mà không được đào tạo cẩn thận ngày một tăng lên.

Nhóm người Trung Quốc dưới tuổi 32 đã chứng kiến đất nước mạnh lên như cường quốc kinh tế và họ cảm thấy họ xứng đáng được hưởng một phần thành quả tăng trưởng kinh tế của đất nước. Họ muốn tự mua nhà, ô tô BMW, điện thoại di động iPhone, mỹ phẩm Estee Lauder.

Điều gì xảy ra nếu họ không thể thực hiện được mong muốn của mình. Họ cần có việc làm tốt, mức lương cao chứ không phải bất kỳ công việc nào. Khi ngày một nhiều người lao động thiếu kỹ năng gia nhập thị trường lao động, không kiếm được công việc đúng theo ý muốn, họ chắc chắn không mấy vui vẻ.

Tuy nhiên, tình hình không phải quá tệ. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp cuối cùng cũng tìm được việc làm thế nhưng mọi chuyện sẽ không còn dễ chịu nếu ngày một nhiều người tìm việc trong khi kinh tế chững lại.

Hơn thế nữa, nếu kinh tế Trung Quốc muốn đi theo định hướng xuất khẩu, nước này sẽ cần phải có lực lượng lao động được đào tạo tốt. Trung Quốc chắc chắn không muốn mãi mãi chỉ là trung tâm sản xuất hàng giá rẻ.

Ngày một nhiều người trẻ Trung Quốc không còn muốn làm những công việc lương thấp, giá bất động sản quá cao đang đẩy các nhà máy sản xuất chi phí thấp ra khỏi Trung Quốc.

Hơn thế nữa, chính phủ Trung Quốc đang ngày một quan tâm đến vấn đề ô nhiễm và đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm, sử dụng quá nhiều nước. Các chuyên gia phương Tây đã hiểu sai lý do tại sao chính phủ Trung Quốc đang cơ cấu lại các ngành như khai mỏ, thép và sản xuất sữa. Người phương Tây cho rằng chính phủ Trung Quốc muốn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các ngành này.

Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc muốn đảm bảo kiểm soát ô nhiễm, nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm tại nhóm công ty thuộc nhà nước quản lý, nhiều công ty tư nhân Trung Quốc muốn giảm ô nhiễm nhưng lại bơm melamin vào sữa.

Để kinh tế Trung Quốc có thể định hướng tốt hơn theo hướng nền kinh tế dịch vụ và sản xuất hàng hóa có giá trị cao, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu phát triển công nghệ máy bay, công nghệ sạch, người Trung Quốc còn nhiều việc phải làm. Mọi chuyện cần khởi đầu với việc cải tổ hệ thống giáo dục bằng việc chấp nhận lối suy nghĩ mới. Nếu người trẻ Trung Quốc muốn hiện thực hóa giấc mơ và Trung Quốc muốn trở thành đất nước như mong muốn, nước này cần cải tổ bắt đầu từ hệ thống giáo dục.

Tác giả bài viết Shaun Rein là người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Tổ chức nghiên cứu thị trường tại Trung Quốc.

Ngọc Diệp
Theo Forbes


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên