MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thái Bình Dương trỗi dậy

03-01-2015 - 10:35 AM | Tài chính quốc tế

Dưới sự lãnh đạo của Mỹ, khu vực Thái Bình Dương đã trở thành một trong những "động cơ" thương mại của thế giới. Tuy nhiên, cán cân quyền lực đang dần thay đổi, theo nhận định của Henry Tricks.

Nhận định của Henry không phải là không có cơ sở. Trước kia,  khi nhắc đến khu vực Thái Bình Dương người ta thường liên tưởng đến việc đánh bắt cá voi, hay được ví như " cuộc rượt đuổi cá voi khổng lồ trên vùng biển tinh anh của đại dương toàn cầu". William Henry Seward là một người có tầm nhìn xa. 

Ông đã từng làm thư ký bên cạnh tổng thống Abraham Lincoln năm 1986 và tham gia vào việc mua lại Alaska từ tay Sa hoàng Nga năm 1987. Do vậy, ông biết ý nghĩa đằng sau những cố gắng của Mỹ trong việc mở cửa khu vực Thái Bình Dương. Đây là bước đi cần thiết để thích ứng với "Cơn sốt vàng" ở California; hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa để luân chuyển hàng hoá và nhân lực từ Mỹ đến các châu lục khác; mở tuyến đường thuỷ thông qua Trung Mỹ để các tàu chở hàng đi qua; và sở hữu vùng lãnh thổ Thái Bình Dương rộng lớn bao gồm quần đảo Hawaii và Midway - trung tâm thương mại và an ninh trọng yếu.

Henry là một trong những thành viên năng nổ trong bộ máy quyền lực non trẻ của nước Mỹ thời kỳ đó, do vậy ông đã chọn khu vực Thái Bình Dương để thể hiện khả năng của mình. Trong một bài phát biểu trước Quốc hội năm 1852, ông dự đoán rằng tầm quan trọng của khu vực trung tâm Đại Tây Dương gần châu Âu sẽ giảm dần, "trong khi đó khu vực Thái Bình Dương, với vùng biển và các quần đảo rộng lớn, sẽ trở thành "sân khấu" chính cho các sự kiện quan trọng diễn ra sau này". Về mặt thương mại, ông nói thêm, nơi đây sẽ trở thành "động lực phát triển mới ", giúp tăng cường quan hệ Mỹ và Trung Quốc.

Thái Bình Dương là một khu vực thú vị và có nhiều điểm khám phá. Nó trải dài liên tục trên diện tích 165 triệu m2 (ngoại trừ một số đảo nhỏ), lớn hơn toàn bộ đất liền trên trái đất gộp lại. Tuy nhiên, khu vực này dường như rất ít khi được nhắc đến. Khẩu hiệu "Địa Trung Hải là đại dương của quá khứ, Đại Tây Dương là đại dương của hiện tại, và Thái Bình Dương là đại dương của tương lai", được nhắc đến lần đầu tiên hơn 100 năm trước, dường như vẫn đúng trong thời điểm hiện tại. 

Tuy nhiên, 50 năm sau ngày Nhật Bản chính thức "gia nhập lại thế giới" (cụm từ được sử dụng bởi Ian Buruma) với việc tổ chức thế vận hội Olympics năm 1964, thời đại của khu vực Thái Bình Dương đã tới. Sức mạnh kinh tế của Nhật Bản đã đạt đỉnh khoảng 25 năm trước, đồng thời nó cũng đem đến sự cạnh tranh xuyên Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm đạt danh hiệu "nền kinh tế lớn nhất thế giới". Giao thương giữa ba quốc gia này giúp giữ vững "mạch máu" kinh tế thế giới.

Đồng thời, các giao dịch thương mại hiện nay đã xuất hiện tại những vùng đất xa xôi nhất của Thái Bình Dương. Kể từ những năm 1970, kim ngạch thương mại qua khu vực Thái Bình Dương đã vượt qua khu vực Đại Tây Dương. Lấy ví dụ, Trung Quốc có nhu cầu lớn về các loại thực phẩm giàu protein và nguyên liệu thô; do đó nước này đã trở thành đối tác thương mại lớn của vùng đất Chile xa xôi. Theo ước tính, trong năm 2010 khu vực Mỹ Latin đã nhận được các khoản vay từ Trung Quốc, nhiều hơn tổng cộng từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển liên hiệp Mỹ và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ.


Sự kết nối này đã làm nền cho sự phát triển của khu vực Thái Bình Dương. Trong thập kỳ vừa qua, nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 1,6% mỗi năm, khu vực châu Âu 1,7%, My Latin 4,6%, Đông Á 5,4% và Đông Nam Á 5,9%. Trong khi đó, 21 nền kinh tế lớn nhất thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC đóng góp gần một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu. Chúng ta sẽ gọi chung khu vực này là "Thái Bình Dương", mặc dù tên gọi này không bao gồm nền các kinh tế đến từ khu vực châu Đại Dương. 

"Khu vực này không chỉ bao gồm 'công xưởng' của thế giới mà còn là nguồn cung cấp quan trọng trong các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ và đầu tư, thị trường tiêu thụ hàng hoá", theo nhận định của nhà kinh tế học về thương mại quốc tế Peter Petri.

Bên cạnh kinh tế, sự thịnh vượng của toàn khu vực cũng có sự gia tăng đáng kể. Tại các khu vực nghèo nhất châu Á (mức sống trung bình từ 2 - 20 USD một ngày), quy mô của tầng lớp trung lưu đã tăng gấp bảy lần kể từ năm 2000. Ở Mỹ Latin, con số này tăng gấp đôi. Tại nhiều khu vực ở Malaysia, các tài xế xe taxi "trưng diện" như các nhân viên môi giới vila tại eo biển Malacca - một trong những tuyến đường thương mại sầm uất nhất của thế giới.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận rõ tầm quan trọng trong việc duy trì "động cơ kinh tế" này, vì vậy hai bên vẫn giữ thái độ ngoại giao "hợp tác" trong các tuyên bố chính thức. Năm 2011, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lý giải "mục tiêu" của tổng thống Barack Obama về châu Á trong một báo cáo về Chính sách đối ngoại quốc tế: "Chúng ta đều biết rằng căng thẳng và hiểu lầm vẫn còn tồn tại bên hai bờ Thái Bình Dương. Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã trở thành mối đe doạ đối với Hoa Kỳ; nhiều người lo ngại rằng Mỹ sẽ tìm cách hạn chế sự phát triển của Trung Quốc. Chúng tôi bác bỏ cả hai lập luận trên". 

Trong một cuộc họp với ông Obama ở California vào năm ngoái, Chủ tịch nước Trung Quốc - ông Tập Cận Bình đã phát biểu: "Khu vực Thái Bình Dương có đủ không gian cho hai đế quốc khổng lồ: Mỹ và Trung Quốc."

Thảo Phương

huongnt

Economist

Trở lên trên