MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thảm họa động đất – chỉ báo về tương lai tồi tệ hơn của Nhật?

12-03-2011 - 11:22 AM | Tài chính quốc tế

2 trận động đất khủng khiếp tại Nhật trong thế kỷ 20 đều đánh dấu sự suy tàn của nước Nhật trên phương diện nhất định. Nếu lịch sử lặp lại, mọi chuyện thật bi đát.

Những người đã sống tại Tokyo lâu năm quá quen với động đất, thế nhưng trận động đất vừa qua ngay từ ban đầu đã khác với nhiều trận khác. Nó gây sốc cực lớn và sau đó mức độ ngày một tồi tệ hơn.

Khi đèn bắt đầu lắc lư điên cuồng, đã đến lúc đứng lên và nhớ nguyên tắc quan trọng nhất: chui xuống gầm bàn. Thế nhưng trong ngày thứ Sáu vừa rồi, nguyên tắc đó không hoàn toàn tốt. Khi sách bay khỏi giá và ngăn kéo bàn long ra, người ta cảm tưởng như có ma quỷ trong phòng.

Vậy lời khuyên tiếp theo thì sao: hãy đến căn phòng nhỏ nhất trong nhà nơi bạn sẽ chịu ảnh hưởng ít nhất từ việc trần sập. Tuy nhiên ý tưởng này cũng không tốt. Tường đang rung lắc mạnh theo cái cách không ai đoán trước được.

Vậy khi động đất, tôi đã chạy ra phố nơi 2 người phụ nữ và 1 người đàn ông nước ngoài đã chạy ra đây từ trước. Chẳng kịp nghĩ gì cả, chúng tôi đứng giữa con đường và bắt đầu ôm lấy nhau (dù hành động này không mấy phổ biến tại Nhật).

Tuy nhiên, hành động như tôi cũng chẳng hẳn đã đúng. Nhìn lên trên tôi nhìn thấy hàng đống dây điện và cáp đe dọa xô đến chỗ chúng tôi. Mặt đất dưới chân chúng tôi trở nên mềm như đậu phụ và chuyển động khi các chấn động đến. Chẳng có nơi nào an toàn để tìm đến.

Dần dần, sự sợ hãi giảm bớt. Trận động đất vừa qua kéo dài và có cường độ mạnh, trận động đất tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ ở Tokyo. Chúng tôi biết thiệt hại rất khủng khiếp, một số tòa nhà bị phá hủy và số người chết được tính toán lên đến 1.000.

Khi trở về văn phòng và nghe thông tin được đưa chính thức trên Bloomberg: tàu đang được dừng lại để kiểm tra, một trận bóng chày bị ngưng lại, các nhà máy điện hạt nhân không gặp vấn đề gì. Nhiều lúc, chẳng có tin nào là tin tốt.

Người Nhật thường kháo nhau rằng động đất bị gây ra bởi sự trở mình của một con cá trê lớn sống dưới lòng trái đất. Thông thường con cá được kiểm soát bởi thánh Kashima người đã chèn một tảng đá lên trên nó. Đôi khi thánh quên công việc của mình và con cá quẫy mạnh gây động đất.

Còn theo thần thoại châu Âu, các thảm họa tự nhiên thường bắt nguồn từ thay đổi trong thế giới con người. Trận động đất Ansei tại Nhật năm 1855 phá hủy phần lớn Edo (Tokyo ngày nay) diễn ra ở thời điểm cuối của thời kỳ Tokugawa, 2 thế kỷ bị cô lập của Nhật.

Trận động đất Kanto năm 1923 xảy ra khi Nhật đang phát triển dân chủ và trở thành đồng minh của Anh. Tương lai sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Trận động đất Kobe năm 1995; 6.400 người chết, con số cao gấp đôi so với vụ khủng bố ngày 11/09/2001 đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên bùng nổ công nghiệp tại Nhật, nước Nhật bước vào thời kỳ giảm phát kéo dài và khủng hoảng ngân hàng.

Niềm tin vào năng lực lãnh đạo đất nước Nhật đã bị thử thách nghiêm trọng bởi phàn ứng yếu kém của chính phủ cựu Thủ tướng Tomiichi Murayama khi đó.

Vài tháng trước đó, Nhật đã gửi một nhóm chuyên gia đến Los Angeles để tìm hiểu nguyên nhân của một trận động đất tại đây. Họ đưa ra kết luận rằng thảm họa như vậy sẽ không thể xảy ra tại Nhật, công chúng Nhật đã được trấn an như vậy.

Nếu động đất tại Kobe đồng nghĩ với việc quyền tuyệt đối và thế đứng đầu về công nghiệp kết thúc, thảm họa tháng 3/2011 báo hiệu về điều gì? Không kể đến số thương vong và mức độ tàn phá, ảnh hưởng kinh tế từ trận động đất với nước giàu như Nhật sẽ chẳng đáng kể.

Đến cả sự kiện 11/09 còn chẳng tạo ra quá nhiều ảnh hưởng trực tiếp lên kinh tế Mỹ, dù người ta khẳng định tác động gián tiếp không nhỏ.

Hơn thế nữa, Nhật hiện nay khác với Nhật năm 1995. Chẳng có sự ngạo mạn nào để dẹp bỏ, chẳng có niềm tin vào khả năng cuộc sống của người dân Nhật tốt đẹp hơn, chỉ con quyết tâm lớn để đảm bảo mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường nếu có thể, mọi người mong mọi chuyện sẽ không thay đổi quá nhiều.

Nếu nhìn từ bên ngoài, Nhật đang trong tình trạng tuyệt vọng. Thủ tướng Naoto Kan nằm trong nhóm lãnh đạo đương đầu với sự mất niềm tin trong các cuộc trưng cầu dân ý và bê bối tài chính. Trong nhóm G7, Kinh tế Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng tài chính. Chỉ số Topix của thị trường chứng khoán Nhật hiện vẫn ở mức của năm 1985.

Tuy nhiên Nhật còn nhiều sức mạnh ẩn giấu. Từ mùa hè năm 2007, đồng yên tăng giá cực mạnh so với đồng euro, đồng bảng Anh, đồng USD, đồng won và đồng nhân dân tệ. Ngay cả như vậy, các công ty niêm yết của Nhật dự kiến vẫn lãi kỷ lục.

Trong bối cảnh hiện nay, thành tích như vậy quá đáng nể và nó mang đến minh chứng cho việc điều hành đất nước đã thay đổi như thế nào từ thập niên 1990 khi đó chi phí lao động được ở mức cố định.

Dân số Nhật dù đang già đi nhanh chóng, thế nhưng chưa biết tốt xấu ra sao, Nhật vẫn chưa mở rộng cửa đón lao động nhập cư. Thay vào đó người Nhật làm việc lâu năm hơn. 20% số người trên 65 tuổi vẫn đang làm việc trong khi tỷ lệ này tại Liên minh châu Âu chỉ 5%.

Ngay cả người 80 tuổi cũng vẫn còn làm việc, trong trạng thái tinh thần tốt, tại các công ty chứng khoán, nhà hàng và một số loại hình công ty khác. Quan điểm sống bằng tiền lương hưu không còn thịnh hành. Nhật có thể không còn đứng đầu về hàng điện từ tiêu dùng như đi đầu thế giới về sự thực tế.

Người trẻ Nhật bị chỉ trích về việc thiếu sự đồng cảm và quan tâm chính trị, thế nhưng cần nhớ tinh thần tình nguyện đã lên rất cao trong trận động đất.

Hơn một triệu người trẻ Nhật làm tình nguyện bằng cách này hay cách khác. Ngay cả tổ chức gangster lớn nhất Nhật cũng tham gia phát thực phẩm cho người dân. Hệ thống hỗ trợ cộng đồng phát triển mạnh.

Khủng hoảng và thảm họa nhiều khi mang đến thay đổi tích cực. Theo công thức của Nietzsche, cái gì không giết chết bạn sẽ khiến bạn mạnh hơn. Thảm họa không giết nước Nhật mà thậm chí có thể khiến nước Nhật mạnh hơn nếu hậu quả động đất được giải quyết tốt.

Ai cũng biết sẽ chẳng có vị thánh nào để hòn đá đè lên con cá trê. Người Nhật phải tự làm được việc đó.

Tác giả bài viết là chuyên gia thuộc viện nghiên cứu Arcus.

Ngọc Diệp
Theo FT

ngocdiep

Trở lên trên