MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới đang bị “lừa” về nhu cầu vàng của Trung Quốc?

14-03-2015 - 13:34 PM | Tài chính quốc tế

Có một sự khác biệt lớn trong số liệu của Hội đồng vàng thế giới (WGC) với nhu cầu vàng thật sự của Trung Quốc. Phải chăng có điều gì đó đang được cố tình che giấu?

Nội dung nổi bật:

- Giới phân tích nghi ngờ số liệu của Hội đồng vàng thế giới về nhu cầu vàng của Trung Quốc là không chính xác, thấp hơn nhiều so với con số thực tế

- Số liệu của sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) đáng tin cậy hơn


Chúng ta hãy quay trở lại tháng 4 năm 2013, thời điểm mà giá vàng đột ngột lao dốc, khiến thế giới đổ xô đi mua vàng, trong đó đáng chú ý nhất là ở Trung Quốc. Lượng vàng được rút ra khỏi các hầm chứa của sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE), cũng chính là lượng cầu sỉ của Trung Quốc, đạt con số 2.197 tấn vào ngày 31/12/2013, tăng 93% so với cùng kì năm trước.

Tuy nhiên, WGC lúc đầu nói rằng nhu cầu vàng của người tiêu dùng Trung Quốc đạt 1.066 tấn trong năm 2013, ít hơn lượng cầu sỉ nói trên đến 1.131 tấn. Trong cuốn niên giám về vàng của Hội đồng vàng Trung Quốc năm 2013, họ tiết lộ rằng Trung Quốc đã nhập ròng 1.524 tấn và khai thác trong nước là 428 tấn. Nếu chưa tính đến các nguồn cung nhỏ lẻ khác thì đã là 1.952 tấn; còn nếu tính tổng các nguồn cung thì con số lên đến hơn 2.000 tấn. Không thể nào nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc chỉ là 1.066 tấn.

Rốt cuộc, WGC thừa nhận rằng ước tính ban đầu của họ về nhu cầu vàng của Trung Quốc (1.066 tấn) là hoàn toàn không chính xác.

Như vậy là tăng 23%, nhưng chẳng thấy WGC có thông cáo báo chí chính thức, cũng chẳng có phương tiện truyền thông chính thống nào đề cập đến con số này.

Phần lớn người dân trên thế giới đã bị giấu giếm về nhu cầu vàng thật sự của Trung Quốc trong năm 2013 bởi 99% ngành công nghiệp tài chính sử dụng số liệu của WGC.

Tuy nhiên, đến năm 2014, WGC lại tiếp tục đưa ra con số không đúng về nhu cầu vàng của Trung Quốc. Số lượng vàng mà SGC rút ra là 2.102 tấn, mặc dù WGC nói rằng nhu cầu của người tiêu dùng của Trung Quốc chỉ là 815 tấn. Một lần nữa, chênh lệch lại lên tới hơn 1.100 tấn.

Dẫu vậy, những số liệu sai lệch về nhu cầu vàng của Trung Quốc trong năm 2014 không đủ để làm giảm đi sự chú ý của thế giới về “cơn đói” vàng của Trung Quốc; người dân nước này thật sự đã tiêu thụ nhiều vàng hơn. WGC ước tính nhu cầu vàng của người tiêu dùng Ấn Độ nhiều hơn Trung Quốc vài tấn. Trong cuốn niên giám về vàng năm 2014 của họ, nhu cầu vàng của Ấn Độ được tiết lộ là 843 tấn, nhiều hơn Trung Quốc 29 tấn. Hầu hết các phương tiện truyền thông đều “sao y bản chính” các số liệu này và nói rằng Ấn Độ hiện đang là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.

Trong năm 2014 Trung Quốc nhập khẩu ít nhất 1.250 tấn và trong nước khai thác được 452 tấn. Theo GFMS (nhóm tư vấn kinh tế hàng đầu về kim loại quý của tập đoàn truyền thông Thomson Reuters), các nguồn cung nhỏ lẻ chiếm 182 tấn, tổng cộng là 1.884 tấn. Nhưng chúng ta đã tin rằng Ấn Độ mới là quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất trên thế giới với 843 tấn. Có một kế hoạch cho phép Trung Quốc mua nhiều vàng càng nhiều càng tốt để thu thập đủ số lượng cần thiết trước khi “khởi động lại” tiền tệ?

Bạn có thể tưởng tượng được thái độ của nhà đầu tư toàn cầu đối với vàng sẽ thay đổi như thế nào nếu trước đó WGC tiết lộ rằng nhu cầu vàng của Trung Quốc trong năm 2013 là 2.100 tấn và năm 2014 là 1.850 tấn?

Thế giới ngày càng ý thức hơn đến nhu cầu vàng của Trung Quốc

Càng ngày càng có nhiều nhà phân tích sử dụng số lượng rút ra của SGE để tính nhu cầu sỉ của Trung Quốc, thay vì dùng số liệu không chính xác của WGC. Công ty quản lý tài sản CNC Asset Management đã viết trong thư gửi các thành viên vào ngày 25/9/2014 như sau:

Để hiểu được nhu cầu vàng vật chất thật sự của Trung Quốc, các nhà đầu tư chỉ nên nhìn vào số lượng rút ra của SGE. Chúng tôi tới thăm SGE hồi tháng 5 và nói chuyện với các nhà điều hành cao cấp của sàn giao dịch này. Sau khi xem xét kĩ cơ cấu giao dịch của sàn giao dịch này, chúng tôi thấy rằng số liệu rút ra bán hàng tuần của họ đã cung cấp một loạt dữ liệu chính xác hơn nhiều và số liệu này phản ánh nhu cầu sỉ tổng cộng của Trung Quốc một cách kịp thời nhất.

Gần đây hơn, tạp chí Market Watch cũng xuất bản những số liệu được bán trên SGE và tầm quan trọng của nó. Tiến sĩ Martin Murenbeeld, nhà kinh tế trưởng tại Dundee Capital Markets, đã viết trong thư gửi các thành viên hồi tháng 2/2015:

Do bức tranh về nguồn cung cầu vàng của Trung Quốc là không rõ ràng nên một số nhà quan sát, gồm cả chúng tôi, đã quyết định rằng SGE cung cấp dữ liệu tốt nhất về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc.

Những dữ liệu mới nhất từ SGE cho thấy rằng số lượng bán ra trong năm ngày quanh Tết nguyên đán (từ 16, 17 và 25, 26, 27 tháng 2) là 38 tấn. Lượng rút ra tổng cộng của SGE trong hai tháng đầu năm 2015 đã vượt qua con số 410 tấn, và trong quý 1 có thể đạt 550 tấn hoặc hơn nữa. Tuy nhiên, đừng mong chờ số liệu về nhu cầu vàng của Trung Quốc do WGC phát hành trong quý 1 sẽ ở trong khoảng gần với mức này.

Lê Thanh Hải

CTV Thanh Hải

Seeking Alpha

Trở lên trên