MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường hàng hóa và Trung Quốc: "Nước nổi bèo nổi"

19-10-2015 - 14:24 PM | Tài chính quốc tế

Giá cả hàng hóa toàn cầu đang quay trở về mức trước khi tăng trưởng nóng của Trung Quốc nổ ra.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện diễn biến của BCOM - chỉ số theo dõi giá cả của các loại hàng hóa cơ bản gồm năng lượng, kim loại, thực phẩm, hàng hóa mềm và các kim loại quý.


Diễn biến của chỉ số BCOM từ năm 1991 đến nay

Diễn biến của chỉ số BCOM từ năm 1991 đến nay

Qua biểu đồ này có thể nhận thấy, sau một khoảng thời gian đi ngang trong những năm 1990, chỉ số Bloomberg Commodity Index đã bật tăng vào đầu những năm 2000. Nguyên nhân lý giải sự bật tăng này là nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt: lạm phát cao, đồng USD suy yếu và mặt bằng lãi suất chung ở mức thấp.

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007, USD đã mất 41% giá trị do đó tất cả các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD đã tăng vọt. Cùng thời điểm này, Trung Quốc đã bắt đầu bước vào thời kỳ mở rộng, đầu tư cở sở hạ tầng, giao thông, nhà ở và lĩnh vực sản xuất do đó càng đẩy nhu cầu hàng hóa lên cao. Vì vậy chỉ số BCOM đã tăng từ mức 90 điểm lên gần 240 điểm trong giai đoạn này.

Nhưng ở thời điểm hiện tại sau nhiều năm duy trì giá trị ở mức thấp, giờ đây đồng USD đang tăng trở lại và đạt mức cao nhất sau gần chục năm so với các đồng tiền khác. Do đó giá các loại hàng hóa – vốn được định giá bằng đồng USD đang phải trải qua một trong những đợt sụt giảm mạnh mẽ trong hàng thập kỷ qua.

Giá dầu – một trong những loại hàng hóa được định giá bằng USD, đã bị sụt giảm gần một nửa so với một năm về trước, từ mức 87 USD/thùng giảm xuống còn quanh ngưỡng 45 USD/thùng ở thời điểm hiện tại và thậm chí đã từng xuống dưới mức 40 USD/thùng hồi tháng 8. Tính tới nay giá dầu đã giảm khoảng 60% kể từ mức đỉnh 150 USD/thùng vào giữa thập niên 2000 – 2010.

Theo cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố, nước Mỹ đã tiêu thụ 6,98 tỷ thùng dầu trong năm 2014. Với mức giá hiện tại, người tiêu dùng Mỹ đang tiết kiệm được 42 USD/thùng dầu so với một năm trước đây. Nếu mức giá này vẫn duy trì, người tiêu dùng Mỹ tiết kiệm được tổng cộng 300 tỷ USD trong chi tiêu cho năng lượng. Số tiền này do đó sẽ được người dân chi tiêu cho các mặt hàng dịch vụ khác, đây là một tín hiệu tốt cho thị trường bán lẻ của Mỹ.

Nhưng ở thời điểm hiện nay BCOM đang đứng ở quanh ngững 87 điểm, cho thấy giá các loại hàng hóa trong đó gồm có dầu mỏ - năng lượng đang đồng loạt giảm chứ không chỉ riêng một loại mặt hàng nào.

Một vài lý do có thể được nêu ra để giải thích cho sự sụt giá đồng loạt này. Trong trường hợp của giá dầu và khí đốt, với việc đồng USD đang mạnh lên, kết hợp với cung dư thừa do những cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác dầu khí đá phiến tại Mỹ đã tạo nên tình trạng dư cung.

Chúng ta không nên đánh giá thấp tác động từ sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đối với giá các loại hàng hóa. Với đà tăng trưởng như vũ bão, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa chủ chốt của thế giới phủ. Giờ đây, khi nước này tăng trưởng chậm lại,các nhà sản xuất hàng hóa sẽ chịu những mất mát rất lớn.

Theo số liệu từ một số nguồn thống kê chính thức, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 54% tổng sản lượng nhôm của thế giới, 48% tổng sản lượng đồng, 50% nikken, 45% sản lượng thép và 60% tổng sản lượng bê tông của thế giới. Chỉ trong 3 năm vừa qua, lượng kim loại Trung Quốc tiêu thụ đã lớn hơn cả tổng lượng tiêu thụ các hàng hóa cùng loại của Mỹ trong cả thế kỷ 20.

Về năng lượng, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 49% tổng sản lượng than thế giới, 13% Uranium và 12% sản lượng dầu. Tương tự trong lĩnh vực thực phẩm: tiêu thụ 30% sản lượng gạo thế giới, 22% sản lượng ngô và 175 sản lượng lúa mì.

Trung Quốc là một trong 3 lý do chính đằng sau sự gia tăng của giá cả hàng hóa vào những năm 2000. Tuy nhiên giờ đây tốc độ tăng trưởng nước này hiện đã giảm một nửa so với thời kỳ đó và điều này giải thích tại sao giá cả hàng hóa đang quy trở lại mức trước những năm 2000, thời điểm trước khi thời kỳ tăng trưởng nóng của nước này nổ ra.

Thu Hằng

Bloomberg

Trở lên trên