Thổ Nhĩ Kỳ viện sai luật quốc tế để biện bạch vụ Su-24
Luật sư Australia James O'Neill nhấn mạnh rằng, việc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga và phản ứng của NATO với sự cố cho thấy cả NATO và Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng và diễn giải sai luật pháp quốc tế.
Ông O'Neill cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng biện bạch vụ tấn công bằng cách trích điều 51 Hiến chương LHQ trong đó quy định, một nước có thể tự vệ trong trường hợp một cuộc tấn công vũ trang, nhưng ông đặt câu hỏi liệu điều khoản này có áp dụng được với vụ Su-24 hay không.
Luật quốc tế quy định rõ "cuộc tấn công phải thực sự xảy ra hoặc sắp xảy ra. Thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, việc đáp trả cũng phải tương xứng với mối đe dọa".
Tuy nhiên O'Neill nhấn mạnh: "Ngay cả người Thổ Nhĩ Kỳ cũng không tuyên bố rằng họ đang bị tấn công bởi máy bay ném bom Nga, hoặc cuộc tấn công sắp xảy ra". Vì vậy, liệu có đủ lý do để bắn rơi một máy bay Nga không đe dọa, cho dù máy bay đó đã vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong 17 giây như Ankara đã tuyên bố? Câu trả lời là không. Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ không thể biện mình dựa trên bất kỳ việc diễn giải luật quốc tế nào - ông O'Neill tuyên bố.
O'Neill cũng cho rằng việc các phiến quân người Thổ ở Syria sát hại một trong hai phi công nhảy dù từ một chiếc máy bay bị hỏng cũng không phù hợp với luật quốc tế.
"Một trong những bình luận lố bịch nhất là từ người phát ngôn của chính phủ Mỹ nói các phiến quân làm vậy cũng để tự vệ" - ông nói.
Luật sư trích Điều 42 Công ước Geneva 1949 và Nghị định thư 1 điều khoản sửa đổi 1977 của Công ước, trong đó nói: "1. Không người nào nhảy dù từ máy bay trong trường hợp tuyệt vọng lại có thể trở thành mục tiêu tấn công trong lúc nhảy dù. 2. Khi người đó tiếp đất trong lãnh thổ của phe thù địch kiểm soát, người nhảy dù từ máy bay trong trường hợp khẩn cấp cần được trao cơ hội để đầu hàng trước khi trở thành mục tiêu tấn công" - ông nói.
Phi công Nga Oleg Peshkov đã không có cơ hội này.
O'Neill lưu ý rằng cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều đã ký và phê chuẩn các công ước nói trên.
Luật sư người Australia cũng cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ, với tư cách một thành viên NATO, sẽ không thể liều lĩnh dấn vào một cuộc chiến tranh với Nga "nếu không có sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ".
"Lý do thực sự cho việc bắn rơi, vì thể không liên quan gì đến việc tự vệ. Một số kết luận như động cơ thực sự có thể rút ra từ các bằng chứng có sẵn. Thổ Nhĩ Kỳ tức giận không giấu giếm về việc máy bay chiến đấu và ném bom Nga tấn công dân quân mà Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn như một phần trong tham vọng lật đổ chính phủ Assad. Các dân quân người Thổ giết người phi coog và sau đó một lính thủy đánh bộ Nga đến giải cứu chỉ là một lực lượng dân quân do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát".
Ông O'Neill nhấn mạnh, lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm, Quân đội Arab Syria đã giành lại được thế chủ động trên mặt đất. Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu ủng hộ các quân nhân IS cùng với Saudi và Qatar, rõ ràng định cản trở chiến dịch chống khủng bố thành công của Nga. Theo luật sư này, Mỹ có thể đã được thông tin đầy đủ về các hành động khiêu khích sắp tới.
Có thể đoán trước là Mỹ và NATO đang tìm cách che giấu hành động tội phạm của Thổ Nhĩ Kỳ. "Đây là minh họa mới nhất về việc các hành động tội phạm được tiến hành vì những mục tiêu địa chính trị lại được đưa ra lịch sự hoặc thậm chí không được thảo luận trên báo chí chính thống. Thay vào đó, nổi bật trên báo chí là những tuyên bố lố bịch và ích kỷ bởi các chính trị gia và người phát ngôn chính thức của họ" - ông O'Neill nói.
Lao động