MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triết lý kinh doanh phớt lờ cổ đông của tu sĩ tỷ phú Nhật Bản

09-11-2015 - 19:09 PM | Tài chính quốc tế

Nếu những gì vị tỷ phú 83 tuổi này nói là đúng thì một trong những bài học quan trọng nhất được giảng dạy tại các trường kinh doanh đang mắc một sai lầm không hề nhỏ.

“Tập trung hoàn toàn vào các cổ đông? Quên việc đó đi,” ông Kazou Inamori- doanh nhân, chuyên gia quản trị và đồng thời là một tu sĩ đã nói. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để khiến cho nhân viên của bạn cảm thấy hạnh phúc. Inamori đã sử dụng triết lý này để gây dựng nên công ty điện tử khổng lồ Kyocera Corp, điều hành nhà mạng trị giá 64 tỷ USD KDDI Corp., đồng thời cứu thoát Japan Airlines khỏi cảnh phá sản vào năm 2010.

Từ trụ sở nhìn ra những ngọn đồi và các ngôi đền cổ của cố đô Kyoto, Inamori bày tỏ sự nghi ngờ về cách vận hành của chủ nghĩa tư bản ở Phương Tây. Quan điểm của ông là một lời nhắc nhở rằng rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản không đặt lòng tin vào kế hoạch khiến doanh nghiệp cống hiến nhiều hơn cho cổ đông của Thủ tướng Shinzo Abe.

“Nếu bạn muốn có trứng hãy chăm sóc cho những con gà mái”, “Nếu bạn hành hạ hay giết nó thì điều đó sẽ chẳng thể thực hiện được”, ông đã phát biểu như vậy trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10.

Đây là 1 quan điểm rất có trọng lượng bởi nó được tạo dựng trên nền tảng từ sự thành công của Inamori. Hiện KDDI và Kyocera có tổng giá trị thị trường ước tính lên tới 82 tỷ USD. Khi được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Japan Airlines năm 2010, ông đã ở tuổi 77 và không có bất cứ kinh nghiệm trong ngành hàng không. Nhưng trong năm tiếp theo, ông đã giúp cho hãng có lợi nhuận và thoát khỏi tình trạng phá sản. Không chỉ vậy, 2012 còn là năm đánh dấu cho việc ông đưa hãng trở lại sàn chứng khoán Tokyo.

Thay đổi tâm tính

Theo ông bí mật nằm ở cách thay đổi tâm tính của nhân viên. Sau khi nhậm chức CEO không lương, ông đã in ra những cuốn sách nhỏ về triết lý của ông cho mọi nhân viên, trong đó khẳng định rằng công ty luôn hướng tới họ. Đồng thời giải thích ý nghĩa xã hội mà công việc của họ mang lại, không chỉ vậy còn vạch ra những tư tưởng Phật giáo giúp nhân viên biết sống thiện lương. Những điều này khiến họ cảm thấy tự hào về công ty và sẵn sàng cống hiến hết sức cho thành công của hãng.

Dẫu vậy, có thể thấy rằng không phải mọi chiến thuật của Inamori đều mang tính tâm linh. Quan điểm quản lý của Inamori thành công một phần là vì ranh giới công và tư trong công việc của ở Nhật Bản không được rõ ràng như tại Mỹ.

Hệ thống quản trị của ông phân chia đội ngũ nhân viên thành các đơn vị nhỏ, các nhóm này tự lên kế hoạch và theo dõi năng suất làm việc hiệu quả dựa trên hệ thống kế toán đã có. Sự thay đổi này cũng dẫn đến việc ông quyết định cắt giảm hơn một phần ba số nhân công (vào khoảng 16,000 người) của Japan Airlines.

Theo ông “Những người điều hành công ty cần khiến cho nhân viên hạnh phúc cả về tinh thần và thể chất”, “Đó là mục đích của họ. Chứ không nên là việc cống hiến cho các cổ đông”.

Ông tự đánh giá không có bất cứ xung đột nào trong cách thức hoạt động của hệ thống này. Nếu nhân viên cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ làm việc tốt hơn và thu nhập sẽ cải thiện. Các doanh nghiệp không nên cảm thấy e ngại tạo ra lợi nhuận nếu họ theo đuổi phương thức giúp mang lại lợi ích cho xã hội. Có thể những suy nghĩ của mang tinh thần chiến binh này của ông được khởi tạo từ quê hương Kagoshima- nơi nổ ra cuộc nổi loạn samurai cuối cùng của Nhật Bản.

Bảo tàng Inamori

Nếu bài giảng của Inamori luôn tuân theo những bài học quản trị điển hình, sẽ chẳng tồn tại những con người muốn học hỏi. Hơn 4.500 chủ doanh nghiệp đã tham gia vào hội nghị thường niên của ông tại trường Seiwajyuku vào quý trước ở Yokohama. Inamori muốn dành thời gian để nói chuyện với người tham dự như là một phần của hoạt động từ thiện để đóng góp cho Kyoto Prize- giải thưởng được coi là giải Nobel của Nhật Bản. Trong trụ sở chính của Kyocera tại Kyoto đã xây dựng một bảo tàng 5 tầng dành để trưng bày về cuộc sống và các triết lý của ông dành cho khách tham quan.

Các công ty do Inamori lãnh đạo được kết nối không chỉ bằng cách tiếp cận quản lý. Tính đến 30/9, Kyocera là cổ đông lớn nhất trong KDDI, với 13,7% quyền bỏ phiếu. Số cổ phần này có giá trị 8,2 tỷ USD, gần bằng một nửa giá trị thị trường của Kyocera. Kyocera sở hữu 2,2% cổ phần của Japan Airlines.

Theo tờ Forbes, Inamori cùng gia đình có giá trị tài sản ròng lên tới 1,1 tỷ USD, đứng thứ 32 trên danh sách 50 người giàu nhất Nhật Bản.

Inamori nói chung về các cổ đông như sau: “Các nhà đầu tư luôn muốn có được doanh thu cao nhất có thể. Tôi hoàn toàn hiểu được điều này,”. Ông cho biết thêm các nhà đầu tư nắm giữ KDDI đã được trả cổ tức hậu hĩnh và sở hữu cổ phần đối với họ như một khoản phòng vệ khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ khó khăn. Nhưng "Có những thời điểm công ty quản lý phải nói không với yêu cầu cá nhân của cổ đông.", ông chia sẻ.

Dù Inamori luôn chú trọng việc giúp nhân viên hạnh phúc, không có nghĩa họ được thư giãn. Hạnh phúc theo ông được tạo ra từ chăm chỉ làm việc, điều này được lấy ra từ “shojin”- thăng hoa tâm hồn thông qua sự tận tâm với công việc. Trong cuốn sách triết học của ông xuất bản năm 2004, ông đã đặt câu hỏi về xu hướng ngày càng tăng của người dân Nhật Bản để đánh giá giá trị giải trí.

Chủ nghĩa tư bản ít cực đoan của Inamori chính là một sản phẩm của xã hội Nhật Bản - xã hội mà ông cho là ít sẵn sàng chấp nhận khoảng cách giàu nghèo hơn các nền kinh tế phương Tây. Theo ông, các lãnh đạo doanh nghiệp phải khắc cốt ghi tâm điều này.

"Đúng là các công ty thuộc về các cổ đông, nhưng hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn nhân viên cũng là điều sống còn đối với công ty. "Con gà mái" nên khỏe mạnh", ông nói.

Hà Linh

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên