MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Trò chơi” tiền tệ của Trung Quốc có thể khiến nhiều nước đau đầu

27-08-2010 - 10:16 AM | Tài chính quốc tế

Chiến lược đa dạng hóa dự trữ tiền tệ 2.400 tỷ USD của Trung Quốc đang khiến các đồng tiền châu Á, đặc biệt là đồng won và đồng yên tăng giá mạnh.

Chiến lược đa dạng dự trữ tiền tệ khỏi đồng USD của Trung Quốc đang ngày một phức tạp hơn. Gần đây, Trung Quốc đã mua thêm nợ chính phủ một số nước châu Á để đa dạng hóa dự trữ 2,4 nghìn tỷ USD.

Thế nhưng giới chính trị gia Nhật và Hàn Quốc, những người vốn đã quá lo lắng về việc đồng nội tệ của họ ở mức cao, có thể không mấy vui vẻ với việc này. Xét đến rủi ro thua lỗ tài chính hay tệ hơn là bất đồng chính trị, việc giữ đồng USD dẫu sao vẫn an toàn hơn.

Việc Trung Quốc mua nợ chính phủ châu Á cho đến nay đã tạo ra nhiều ảnh hưởng. Đồng yên từ đầu năm đến nay tăng hơn 8% và đặc biệt tăng mạnh từ khi Trung Quốc mua mạnh trái phiếu chính phủ Nhật vào tháng 5 và tháng 6/2010.

So với mức đáy vào tháng 4/2010, đồng won đã tăng giá gần 7%. Lợi tức trái phiếu chính phủ Hàn Quốc cao hơn so với trái phiếu chính phủ Mỹ và Trung Quốc. Lợi tức trái phiếu chính phủ Nhật chỉ bằng nửa so với lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ thế nhưng sự nâng giá của đồng tiền khiến người mua được an ủi phần nào.

Hoạt động mua trở nên kém khôn ngoan nếu các đồng tiền hạ giá. Hai quan chức nội các của Nhật ngày 20/07/2010 kêu gọi Ngân hàng Trung ương Nhật giải quyết vấn đề đồng yên tăng giá bởi khả năng cạnh tranh của các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể cũng sẽ đưa ra động thái tương tự. Nếu họ làm như vậy, Trung Quốc nhiều khả năng cũng có lý do để lo lắng. Mức thiệt hại tuy nhiên cũng sẽ không quá lớn.

Sau cùng, Nhật và Hàn Quốc cho đến nay vẫn chưa chỉ trích Trung Quốc về việc đồng tiền của họ tăng giá mạnh. Sau cùng, dù Trung Quốc có mua mạnh trái phiếu chính phủ Nhật trong những tháng gần đây thì lượng mua đó cũng chỉ tương đương 1/10 lượng mua của nhà đầu tư nội địa và chắc chắn không phải Trung Quốc không thông báo trước khi mua. Rủi ro ở chỗ nơi nào Trung Quốc đến, nhà đầu tư đi theo.

Sự hòa thuận với các nước láng giềng đóng vai trò quan trọng không nhỏ đối với Trung Quốc. Sự đi lên về kinh tế, chuyển sang sản xuất mặt hàng giá trị cao cho đến nay vốn đã ảnh hưởng nhiều đến những nền kinh tế phát triển theo định hướng xuất khẩu. Hoạt động biểu tình của công nhân Trung Quốc chống lại công ty nước ngoài như Toyota cho đến nay không mang lại tác dụng.

Và xét đến sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thương mại nội vùng châu Á, rủi ro đánh mất thiện chí bởi sự thử nghiệm về tiền tệ có vẻ không đáng. Hiện nay, sự phụ thuộc vào đồng USD chưa thể chấm dứt.

Khánh Ly
Theo Reuters


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên