MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc: Chính phủ trong mơ của dân chúng phương Tây

01-04-2011 - 15:13 PM | Tài chính quốc tế

Nếu có một điều các trùm tư bản thế giới đều đồng thuận trong Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos năm nay thì chính là nhà nước Trung Quốc đã trở thành hình mẫu của sự hiệu quả.

Nếu có một điều các trùm tư bản thế giới đều đồng thuận trong Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos năm nay thì đó chính là nhà nước Trung Quốc đã trở thành hình mẫu của sự hiệu quả. 

“Mọi việc thực sự đều trôi chảy dưới tay Bắc Kinh,” một CEO Mỹ thở dài. “Quan chức chính phủ của họ thông minh hơn quá nhiều, thật là đáng sợ,” một trong những người giàu nhất thế giới cảm khái.

Những câu chuyện như hợp đồng được ký kết nhanh chóng, làm đường cực nhanh và các kỹ sư trẻ thiết kế những xe hơi và chương trình phần mềm tuyệt vời được rỉ tai hết từ người này đến người khác.

Thực sự thì nhiều cơ quan trong chính phủ Trung Quốc rất đáng để ngưỡng mộ.

Trong vòng 30 năm trở lại đây, chính phủ này đã lèo lái đất nước dành được thành tựu kinh tế lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với hàng trăm triệu người được gia nhập tầng lớp trung lưu (dù cho nhà nước trước đó cũng từng là lực cản chính đối với họ).

Trung Quốc được lãnh đạo bởi nhóm người rất biết coi trọng chính phủ.

Dù có vậy, có lẽ thế giới mới chỉ thấy được phần hào nhoáng nhất của nhà nước Trung Hoa. Rút cục thì với đặc điểm chính trị của mình, Trung Quốc hoàn toàn có thể xây dựng đường bộ và đường sắt nhanh hơn các nước phương Tây.

Các công ty đa quốc gia và tầng lớp trung lưu có giáo dục đang hưởng nhiều lợi lộc từ phía nhà nước, nhưng đại đa số dân nghèo hơn trong quốc gia đang ngày càng bất bình đẳng này mới là người gặp khó khăn.

Và dù cho các lãnh đạo Trung Quốc đang cố đưa nước này tiến gần tới mô hình của Singapore, vẫn còn vô số lực cản mạnh mẽ đối với quá trình này.

Hãy bắt đầu với ngành đang được nước ngoài ca ngợi nhiều nhất hiện nay: giáo dục.

Trong xếp hạng học sinh gần đây trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD, Thượng Hải vượt lên 60 quốc gia khác và dẫn đầu trong các môn toán, khoa học và đọc hiểu.

Trung Quốc cũng được nhắc tới như là quyền lực mới trong khối các trường đại học. Số lượng các cơ sở giáo dục bậc cao đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua, từ 1.022 lên 2.263 trường. Số lượng sinh viên nhập học cũng tăng từ 1 triệu năm 1997 lên 5 triệu.

Tuy vậy, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng ấy, không phải cái gì cũng như người ta vẫn nghĩ. Các trường đại học mới thực sự là đã đủ nhưng đó vẫn là thành trì của tầng lớp trung lưu: rất ít người nghèo Trung Quốc có thể đặt chân vào đó.

Nhưng không phải ngôi trường nào ở Trung Quốc cũng tốt như trong kết quả khảo sát của PISA ở Thượng Hải.

Đầu tư vẫn thấp, dù có theo tiêu chuẩn của các nước đang phát triển. Từ năm 1993 nhà nước đã cam kết chi 4% GDP cho giáo dục: số liệu năm 2006 cho thấy con số này vẫn là 2% và mục tiêu 4% được lùi tới 2010 và giờ là 2012.

Nhật báo Thanh niên Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản, nhận xét tiền ăn nhậu của các quan chức địa phương nhiều gấp 5 lần chi phí giáo dục của trẻ em dưới 16 tuổi.

Trường học ở nông thôn đặc biệt kém chất lượng. Học phí mới được miễn gần đây khiến số học sinh tới lớp tăng lên nhưng nó cũng khuyến khích chính quyền địa phương cắt giảm số giáo viên trong biên chế.

Ở thành phố ngân sách giáo dục có nhiều hơn nhưng thường thì vẫn cần phải có quan hệ mới có thể cho con vào trường tốt. Và nhiều trẻ em trong những gia đình nghèo nhất ở thành phố không thể tiếp cận với bất kỳ loại hình giáo dục công nào.

Một ví dụ là sự ra đời của các tổ chức dân sự mới ở Thâm Quyến: một ngôi trường dành cho con cái công nhân nhập cư mới được Tổ chức từ thiện Ciwei thành lập.

Ngôi trường trên trông nom 132 trẻ em không thể nhập học tại các trường trong thành phố vì cha mẹ chúng, nhiều người trong số đó làm việc trong nhà máy điện hạt nhân cách đó không xa, là người ngoại tỉnh.

Dường như đó cũng là điều hợp lý với con cái của những lao động hợp đồng này, nhưng gần như tất cả học sinh trong trường đều sinh ra và lớn lên ở Thâm Quyến.

Họ mới cấu thành đa số dân cư của thành phố này. Trong tổng số 14 triệu dân ở Thâm Quyến, chỉ có 2,5 triệu là dân thường trú.

Những công nhân này và con cái của họ không được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hưu trí ở thành phố vì hộ khẩu của họ ở nơi khác.

Về mặt lý thuyết thì bạn có thể chuyển hộ khẩu từ nơi này đến nơi khác. Ở Thâm Quyến, nếu có đủ giấy tờ, bất kỳ đứa trẻ dưới 15 tuổi nào cũng có thể được đi học miễn phí.

Nhưng đó là một việc cực kỳ phức tạp và nhiều người nhập cư không có đủ giấy tờ cần thiết. Một số người bỏ con cái mình ở quê; số khác đành gửi gắm ở khoảng 70 trường tư nghèo nàn trong thành phố.

Điều này tiết kiệm được cho tầng lớp trung lưu Thâm Quyến và những công ty nước ngoài đóng trụ sở ở đây rất nhiều tiền thuế, nhưng nó cũng tạo ra một hệ thống giai cấp gần giống như thời apartheid.

Phần lớn tiền thuế ở Trung Quốc được nộp lên Bắc Kinh; sau đó chính phủ trung ương lại phân bổ ngân sách xuống các tỉnh thành, từ đó ngân sách lại từ các tỉnh phân bổ xuống các cấp chính quyền địa phương thấp hơn vốn chịu trách nhiệm về các dịch vụ công cơ bản.

Ngân sách các thành phố Trung Quốc có được chủ yếu nhờ thu hồi đất. Bất động sản ở ngoại ô thành phố được mua lại, thường là theo dạng trưng mua vốn hiếm khi trả cho chủ đất số tiền họ đáng được hưởng.

Sau đó đất được bán lại cho các nhà thầy bất động sản, các công ty này lại bán nhà mới xây cho tầng lớp trung lưu giàu có hơn ở đô thị.

Tạp chí Caixin gần đây đưa tin thu từ bán quyền sử dụng đất chiếm 46% tổng thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Nguồn thu này khó có thể bền vững.

Minh Tuấn
Theo Economist

ngocdiep

Trở lên trên