MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc có thể xây thêm 100 lò phản ứng hạt nhân trong 10 năm tới

15-03-2011 - 20:44 PM | Tài chính quốc tế

Trong khi đó Ấn Độ có kế hoạch chi tiêu khoảng 150 tỷ USD để xây thêm khoảng hàng chục nhà máy nữa trên khắp nước.

Bất chấp khủng hoảng tại Nhật, Ấn Độ và Trung Quốc cũng như một số nước sử dụng nhiều năng lượng khác trên thế giới cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục duy trì nhà máy điện hạt nhân hiện nay và thực hiện kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân mới.

Khủng hoảng Nhật đã khiến một số quan chức năng lượng tại Mỹ và nhóm nước công nghiệp phát triển châu Âu nghĩ lại về việc mở rộng hạt nhân.

Nếu phóng xạ tại Nhật rò rỉ nặng khiến khủng hoảng tại Nhật trở nên trầm trọng hơn, ngay cả nhóm nước đang phát triển lớn cũng sẽ phải nghĩ lại về kế hoạch đầy tham vọng của họ.

Hiện nay, dù thừa nhận cần phải an toàn, họ tuyên bố với nhu cầu năng lượng tăng trưởng ở mức hiện tại, họ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân.

Ngành điện hạt nhân của Trung Quốc hiện có 11 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành và dự kiến xây thêm khoảng 10 lò phản ứng hạt nhân/năm trong thập kỷ tới.

Tiêu thụ điện tại Trung Quốc tăng khoảng 12%/năm trong khi tiêu thụ điện tại phương Tây không tăng.

Ấn Độ hiện có 20 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động. Ấn Độ có kế hoạch chi tiêu khoảng 150 tỷ USD để xây thêm khoảng hàng chục nhà máy nữa trên khắp nước.

Ấn Độ kỳ vọng đến năm 2050 năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu điện của Ấn Độ, cao gấp 10 lần so với hiện nay.

Một công ty hưởng lợi nhiều nhất từ việc các nước đua nhau xây lò phản ứng hạt nhân là General Electric, công ty chuyên sản xuất các lò phản ứng. Công ty lớn khác cũng trong ngành bao gồm Areva of France and Toshiba’s Westinghouse.

GE chính là công ty thiết kế ra lò phản ứng tại nhà máy điện Fukushima Daiichi tại Okuma – Nhật.

Ngọc Diệp
Theo Reuters,Nytimes


ngocdiep

Trở lên trên