MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc đón Olympic trong lúc kinh tế đi xuống

09-08-2008 - 08:33 AM | Tài chính quốc tế

Sản xuất co lại do kinh tế toàn cầu suy thoái khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mất lực đẩy.

Khi Olympic khai mạc, mọi con mắt đều hướng về Bắc Kinh. Phía xa những công trình kiến trúc hào nhoáng và những màn biểu diễn chào mừng Olympic, một cảnh tượng khác đang diễn ra trong những nhà máy trên khắp Trung Quốc.

Khi ngày khai mạc được chờ đợi đã lâu đến gần, kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng chậm lại. Xuất khẩu chậm lại đã khiến kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn. Theo nhận định của JP Morgan Trung Quốc, “đơn đặt hàng tại các nhà máy đang sụt giảm, khối lượng giao dịch bất động sản trong nước cũng hạ đáng kể.”

Dấu hiệu đáng ngại cho thấy tăng trưởng Trung Quốc đang mất đi lực đẩy đó là những thống kê mới nhất của chính phủ về tình hình sản xuất đã chỉ ra sản lượng tại các nhà máy Trung Quốc có thể hạ trong tháng 7.

Chỉ số PMI, chỉ số được sử dụng để đánh giá niềm tin về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã giảm xuống còn 48,4 điểm trong tháng 7. Đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm xuống dưới mức 50 điểm kể từ lần đầu được ra mắt vào ba năm trước.

Và khi sản xuất giảm cũng có nghĩa là cả những đơn đặt hàng mới và sản lượng cũng giảm xuống. Trong một báo cáo mới đây, các chuyên gia kinh tế của Lehman Brothers khẳng định, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu và những yêu tố như chi phí sản xuất gia tăng, thắt chặt tín dụng, thiếu năng lượng và tiền tệ mất giá.

Tín hiệu không lạc quan

Mặc dù chỉ số PMI không tính đến mức tầm cỡ của doanh nghiệp, và cũng cho thấy một biện pháp mơ hồ về tổng sản lượng đã thay đổi ra sao. Tuy nhiên PMI lại là một chỉ số quan trọng cho thấy xu hướng và cảm nhận không khả quan trong tháng 7. Chỉ số PMI cũng quan trọng do sản xuất chiếm tới 42% GDP của Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế của Lehman Brothers tại Trung Quốc, ông Mingchun Sun đang dự đoán GDP của Trung Quốc trong quý nửa cuối năm nay sẽ giảm xuống còn 8,7% so với 11,4% trong cả năm 2007 và 10,4% của nửa đầu năm 2008.

Ông cũng dự đoán GDP của Trung Quốc trong năm 2009 sẽ chỉ còn 8%. Điều này có nghĩa là sau những năm cố gắng ngăn chặn kinh tế tăng trưởng quá nóng, Trung Quốc lại phải cố gắng ngăn cản kinh tế trượt dốc quá xa.

Mối quan tâm lớn nhất của chính phủ Trung Quốc hiện nay đó là là duy trì tỷ lệ việc làm. Mục tiêu của Trung Quốc là tao thêm 9 triệu việc làm mới trong một năm để thu hút khối lượng lao động khổng lồ đến các thành phố và những sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập lực lượng lao động mỗi năm.

“Nếu tăng trưởng dưới 8%, chính phủ sẽ phải rất lo lắng” ông Sun dự đoán. Ông cũng cho răng với mức tăng trưởng 8%, sẽ chỉ có thêm 2 triệu việc làm mới được tạo dựng, điều này rất quan trọng vì thất nghiệp sẽ gây ra tình trạng bất ổn.

Ngân sách của Trung Quốc đang thặng dư với dự trữ lên tới 1,8 nghìn tỷ USD, trong đó những khoản nợ công là rất nhỏ. Điều này có nghĩa một khoản đầu tư công sẽ giúp bù vào chỗ sụt giảm trong đầu tư cá nhân. Chuyên gia JP Morgan Trung Quốc, Frank Gong đã dự đoán Trung Quốc có thể dễ dàng chi 1-2% GDP vào cơ sở hạ tần để xây dựng thêm nhiều đường xá và trạm xe điện ngầm.

Thắt chặt tiền tệ

Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện từng bước để củng cố lòng tin như: tăng hoàn thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp may, ví dụ như cho phép họ vay thêm tiền của các ngân hàng địa phương.

Vào ngày 6/8, Trung Quốc đã thông báo một quy định mới về quản lý ngoại tệ với cam kết tăng thuế phạt lên 30% với những khoản giao dịch trái phép chuyển đổi sang đồng nhân dân tệ.“Dòng tiền nóng đã có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Hy vọng rằng quy định này có thể tăng cường kiểm soát đối với hoạt động đầu cơ và dòng vốn ngoại,” môt quan chức Trung Quốc nhận định.

Khả năng sẽ có thêm nhiều biện pháp nữa đựa thi hành. Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm xuống 21% trong nửa đầu năm so với 26% của cùng kỳ năm 2007. Có khả năng sẽ giảm xuống 10% đến 15% trong nửa đầu năm sau, ông Gong nói.

Mặc dù ông vẫn dự đoán tăng trưởng trong năm tới sẽ từ 9,5% - 9,8%, nhưng ông cũng hy vọng chính phủ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gạnh nặng vì thiếu tiền mặt.

Thực tế, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm đã giảm một nửa từ 42% xuống còn 21% so với năm 2007 và có thể còn giảm nữa. Chỉ số CSI đã giảm hiện nay đã giảm 40% so với lúc lên đỉnh vào tháng 10 năm ngoái. Nhưng theo nhận định của JP Morgan, vẫn có lý do để lạc quan khi chính phủ hỗ trợ xuất khẩu, và khi doanh nghiệp vừa và nhỏ công bố kết quả kinh doanh.

Khánh Hoa
Theo Bussinessweek

khanhhoa

Trở lên trên