MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc - Đông Nam Á trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ 3 thế giới

30-12-2009 - 10:34 AM | Tài chính quốc tế

Khi đồng hồ điểm giây phút đầu tiên của năm mới 2010, Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN sẽ bước vào khu vực thương mại tự do lớn thứ ba thế giới.

Khi năm 2010 bước vào những ngày đầu tiên, Trung Quốc và 10 nước Đông Nam Á khác chính thức trở thành khu vực tự do thương mại lớn thứ 3 trên thế giới.

Nhiều ngành như dệt may, cao su, dầu thực vật, thép đang chờ đợi thời điểm thuế quan được giỡ bỏ. Nhiều ngành khác vẫn đang căng thẳng chờ đợi liệu thỏa thuận tự do thương mại mới sẽ mang đến sự bùng nổ hay sự đi xuống của các ngành kinh doanh này.

Khu vực tự do thương mại mới tại châu Á bao gồm 1,9 tỷ người tại 11 nước, trong đó có tới 1,3 tỷ người Trung Quốc.

Giá trị thương mại giữa Trung Quốc và 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã tăng vọt trong những năm gần đây và đến năm 2008 lên mức 192,5 tỷ USD từ mức 59,6 tỷ USD vào năm 2003. Trong khu vực tự do thương mại mới, thuế suất đối với khoảng 90% các mặt hàng được giỡ bỏ, thương mại sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.

Khu vực tự do thương mại mới này xét về khối lượng giao dịch chỉ đứng sau khu vực kinh tế tự do của châu Âu và nhóm nước thuộc khối tự do thương mại Bắc Mỹ. Khu vực có 1,9 tỷ người. Việc gia nhập khu vực tự do thương mại mới dự kiến sẽ giúp các nước châu Á tăng xuất khẩu, đặc biệt là các loại hàng hóa mà Trung Quốc đang cần.

Khu vực tự do thương mại Trung Quốc – châu Á Thái Bình Dương không đương đầu với nhiều sự phản đối như châu Âu và khu vực tự do thương mại mởi mức thuế trước đó đã tháp và bởi sẽ không làm thay đổi căn bản mô hình thương mại hiện thời.

Ông Sothirak Pou, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nhận xét: “Không phải nước nào tại châu Á cũng coi Hiệp định tự do thương mại như một yếu tố đáng lạc quan.”

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cho đến nay đã giảm đi nhiều loại thuế quan thế nhưng theo thỏa thuận ký kết năm 2002, Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Singapore và Brunei đã phải giỡ bỏ toàn bộ rào cản thuế quan vào năm 2010.

Thành viên mới nhất thuộc châu Á như Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar, sẽ giảm dần rào cản thương amaij trong những năm tới và chấm dứt tất cả rào cản vào năm 2015.

Phần lớn những hàng hóa sẽ được miễn thuế quan vào tháng 1/2009, trong đó có hàng hóa sản xuất, hiện đang chịu thuế suất nhập khẩu 5%.

Một số mặt hàng sản phẩm nông nghiệp, phụ tùng ô tô và thiết bị công nghiệp nặng sẽ vẫn phải chịu thuế trong năm 2010 nhưng thuế sẽ được giảm dần.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của nhóm nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Vị trí thứ nhất và thứ hai thuộc về Nhật và Liên minh châu Âu. Cán cân thương mại nhìn chung đã chuyển sang hướng có lợi cho Trung Quốc, dù điều này là không giống nhau tại các nước thuộc Đông Nam Á.

Trong lúc việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đặt ra thách thức mới cho các nhà sản xuất ASEAN thì giới phân tích cho rằng, việc thâm nhập thị trường 1,3 tỉ dân của Trung Quốc cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể. Ông Rodolfo Severino, nguyên Tổng thư ký ASEAN từ năm 1998 đến 2002, cho rằng Malaysia – hiện đã xuất khẩu sang Trung Quốc dầu cọ, cao su và khí thiên nhiên – có thể là một trong các quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ việc bãi bỏ thuế nhập khẩu. Nhưng các nước như Việt Nam – vốn tập trung sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ - có khả năng sẽ bị tổn thương nặng nề, theo ông Severino, hiện nay là trưởng Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. Các nước như Việt Nam, cần tìm kiếm những sản phẩm xuất khẩu mới và xác định những khe hở mới của thị trường. “Đây là bản chất của cuộc cạnh tranh”, ông Severino nói.

Từ Bắc Kinh, ông Song Hong, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thương mại của Viện Kinh tế Chính trị thế giới thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng khi khu vực thương mại tự do có hiệu lực, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều nông sản, như trái cây nhiệt đới, từ các nước như Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Điều đó có thể làm tổn thương nông dân Trung Quốc ở các tỉnh phía nam như Quảng Tây và Vân Nam.

Ông Sothirak, người từng làm bộ trưởng công nghiệp, khoáng sản và năng lượng Campuchia từ năm 1993 đến năm 1998, cho rằng việc bãi bỏ thuế nhập khẩu có thể giúp gia tăng xuất khẩu nông sản Campuchia sang Trung Quốc. Campuchia cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu vì xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu đang giảm sút, ông nói. Tuy ông Sothirak không hy vọng hàng dệt may xuất khẩu của Campuchia có khả năng cạnh tranh với ngành dệt may đã phát triển cao của Trung Quốc nhưng ông tin rằng khu vực thương mại tự do có thể thu hút thêm nhiều nhà máy dệt may Trung Quốc đầu tư hoạt động ở Campuchia, nơi chi phí sản xuất và giá nhân công rẻ hơn.

Còn theo ông Pushpanathan Sundram, Phó Tổng thư ký phụ trách ASEAN trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, khi hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, một số quốc gia sẽ phải “trả một cái giá nào đó”, nhưng ông tin rằng Trung Quốc và ASEAN có “lợi ích hỗ tương”.

Mặc dù kỳ vọng rằng thương mại sẽ gia tăng, ông Severino vẫn dự báo rằng sự ra đời của khu thương mại tự do không phải là “một sự kiện bước ngoặt”, khởi động một tiến trình gia tăng ngoạn mục về thương mại. “Có nhiều yếu tố mà các thương nhân và nhà đầu tư phải xem xét. Sự kiện này chỉ gửi đi những tín hiệu tốt và chứng tỏ quyết tâm của các chính phủ làm cho thương mại trở nên dễ dàng hơn mà thôi”, ông Severino nói.

Tổng hợp từ Dân Trí,VnExpress,TTXVN

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên