MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tương lai của chính sách tiền tệ

24-01-2014 - 19:15 PM | Tài chính quốc tế

Khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu hồi phục, câu hỏi đặt ra là phải lựa chọn như thế nào để có thể chấm dứt gói kích thích tiền tệ một cách hiệu quả và không làm xáo trộn thị trường tài chính.

Các NHTW trên toàn thế giới đã thực hiện nhiều chính sách tiền tệ mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế toàn cầu. Giờ đây, khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu hồi phục, câu hỏi đặt ra là phải lựa chọn như thế nào để có thể chấm dứt các gói kích thích tiền tệ một cách hiệu quả và không làm xáo trộn thị trường tài chính. 

Với sự tham gia của các Thống đốc NHTW Anh và Nhật Bản, phiên thảo luận với chủ đề “The future of monetary policy?” vừa diễn ra hôm nay (24/1), trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Diễn đàn kinh tế thế giới. 

Phiên thảo luận có sự tham gia của Alexandre Tombini (Thống đốc NHTW Brazil), Lawrence H. Summers (Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ), Charles W. Eliot (giáo sư ĐH Harvard), Thomas J. Jordan (đến từ NHTW Thụy Sĩ), George Osborne (Bộ trưởng Tài chính Anh) và Haruhiko Kuroda (Thống đốc NHTW Nhật Bản). 

George Osborne là người mở đầu phiên thảo luận. Ông nói về sự phục hồi của kinh tế Anh. Theo đó, thách thức lớn nhất dành cho các nhà hoạch định chính sách nước Anh là việc “bàn giao trách nhiệm” cho đầu tư và xuất khẩu trong câu chuyện tăng trưởng của kinh tế Anh. Ông cũng nhận định nước Anh còn phải làm rất nhiều việc để hồi phục. 

Tiếp theo, Larry Summers bàn luận sâu hơn về suy thoái và hồi phục. Theo đó, sự phục hồi của kinh tế thế giới không hoàn toàn giống như mong đợi. Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng ở mức vừa đủ để theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số và sản lượng. 

Summers bày tỏ lo ngại về đà phục hồi trong dài hạn. Nước Mỹ đang ở trong tình trạng có ít vốn đầu tư hơn trong khi người lao động gặp nhiều khó khăn để quay trở lại thị trường lao động sau 2 năm thất nghiệp.

Bàn về việc thoát khỏi chương trình kích thích tiền tệ, Thống đốc NHTW Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho rằng đối với Nhật Bản, đây chưa phải là thời điểm để bàn về việc rút chương trình kích thích ở Nhật. Tuy nhiên, ông đảm bảo rằng Nhật sẽ thực hiện quá trình một cách êm thấm và không gây xáo động cho thị trường.

Ông nhận định Fed đã khá thành công trong việc rút QE và không khiến thị trường tài chính hoảng loạn.

Ảnh hưởng của việc rút QE đối với các nền kinh tế mới nổi cũng là một vấn đề phải được nhắc đến khi nói về tương lai của chính sách tiền tệ. Thống đốc NHTW Brazil Tombini cho rằng hoàn cảnh hiện nay đã khác biệt nhiều so với khi bắt đầu nói về “tapering”. Brazil đã thay đổi chính sách theo hướng linh hoạt hơn cũng như tăng cường các biện pháp chống đỡ với kịch bản vốn bị rút ra ồ ạt.

Thiên Bình

huongnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên