MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

UBS yếu kém trong quản lý rủi ro

22-12-2012 - 12:47 PM | Tài chính quốc tế

“Nếu bạn thấy một chủ ngân hàng Thụy Sĩ lao ra khỏi cửa sổ thì chắc chắn sẽ có một khoản lợi nhuận bay theo ông ta”, một chuyên gia tài chính nhận định.

Mức phạt 1 tỷ USD đối với hành vi thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor) của UBS - ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ, là một cú sốc cho nhiều ngân hàng. Đây chỉ là một chương trong những câu chuyện về sự tham vọng, kém cỏi và hành động phi pháp. Dù vậy, UBS là một ngân hàng đầu tư danh tiếng nhất thế giới trong hai thập kỷ qua.

Thực tế là UBS có nghĩa là “không có gì” - đây là chữ viết tắt khi sát nhập hai ngân hàng Swiss Bank Corporation và Union Bank of Switzerland vào năm 1998. Chính hoạt động của ngân hàng đầu tư tự gây ra hầu hết các rắc rối cho chính nó.

Liên tiếp các tổn thất đến với UBS: trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, UBS bị mất 38 tỷ USD phái sinh tín dụng; trong vụ bê bối trốn thuế của khách hàng ngân hàng tư nhân dẫn đến khoản tiền phạt 780 triệu USD; bị “siêu lừa” Kweku Adoboli thổi bay 2,3 tỷ USD.

Từ thực tế đó, ngân hàng đầu tư rút ra một bài học lớn rằng để trở thành một doanh nghiệp ổn định cần có sự quản lý chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hành vi sai trái giống như trong vụ Libor. Với những thiệt hại đáng kể, UBS đã dẫn đầu nhóm các ngân hàng ném vốn đi mà không có biện pháp nào để kiểm soát tính từ những năm 1990.

UBS đã phải viện đến sự giúp đỡ của Tobias Straumann, Giáo sư Khoa Tài chính tại Đại học Zurich, để phân tích lý do tại sao nó đã không sớm nhận thấy những thảm họa tài chính luôn rình rập.

Giáo sư Straumann kết luận: “Các nhà lãnh đạo quá tự mãn khi tin rằng tất cả mọi thứ đã được kiểm soát, họ cho rằng các báo cáo quá nhiều rủi ro, kiểm toán nội bộ và đánh giá bên ngoài luôn luôn có kết luận tích cực”. Ông nhấn mạnh rằng “Các ngân hàng không thiếu ý thức về rủi ro song họ thiếu lòng tin và sức mạnh của lãnh đạo”.

Theo báo cáo của ông đưa ra hồi tháng 10/2010, Chủ tịch của UBS, Kaspar Villiger, cam kết rằng mọi thứ đã thay đổi. Ông Villiger nói với các cổ đông, các đơn vị kinh doanh đã được “giám sát chặt chẽ” và từ bỏ việc kinh doanh tư vấn và dịch vụ khách hàng. “Theo đó, mức độ kinh doanh độc quyền được cắt giảm đáng kể”.

Chỉ một tháng sau đó, Carsten Kengeter, Giám đốc điều hành mới bổ nhiệm của UBS, nói rằng ngân hàng cần tăng cường giám sát vào chứng khoán và các quỹ giao dịch nơi Adoboli làm việc. Trong khi đó, các khách hàng tiếp tục giao dịch ở Libor cho đến kết thúc năm.

Như vậy, việc điều hành của ngân hàng gần như sụp đổ vì người tiền nhiệm không thể tổ chức một cuộc điều tra kỹ lưỡng, theo đó là việc quản lý thay đổi, áp dụng những biện pháp kiểm soát mới khiến cho ngân hàng lại rơi vào chính “cái bẫy cũ” một lần nữa.

Vấn đề cơ bản, như Giáo sư Straumann viết, UBS không muốn chấp nhận thực tế về những tham vọng. “Đó không phải là ngân hàng duy nhất, cũng không phải là ngân hàng đầu tiên tin rằng họ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng mà không cần đầu tư lớn vào kiểm soát rủi ro”.

Quả là một bài toán khó cho những ngân hàng đầu tư hàng đầu như UBS hay Goldman Sachs, với một lịch sử kinh doanh lâu đời và một nền văn hóa gắn kết chặt chẽ, trong việc theo dõi và kiểm soát nhân viên của mình. UBS đã cố gắng để bắt kịp với Wall Street bằng cách thuê nhân viên ngoài và mua các ngân hàng khác nhằm phát triển chiều sâu của nó.

Với các thất bại liên tiếp, dưới áp lực từ các nhà quản lý và các tiêu chuẩn vốn cao hơn, UBS đã công bố rằng họ sẽ cắt giảm một phần thu nhập cố định của nhân viên.

Trong ba năm tới, UBS muốn cắt giảm 10.000 việc làm và cắt giảm hàng tỷ đô la trong vốn phái sinh và trái phiếu. Đó là một thách thức mà Jeremy Sigee, một nhà phân tích tại Barclays, so sánh như việc “tháo dỡ một nhà máy điện hạt nhân trong khi nó vẫn còn hoạt động”.

Đối với vụ Libor, phần nhiều lỗi là do UBS. Ngân hàng đã cho phép các nhân viên hoạt động thoải mái với những khách hàng luôn phỉnh phờ và hối lộ nhau cùng với các nhà môi giới từ bên ngoài UBS, để sửa chữa giá hợp đồng gốc theo những gì làm cho họ nhiều tiền nhất.

Nhìn lại, UBS đã không xuất hiện như một ngân hàng tham nhũng hoặc gian lận mà dường như lỗi của nó gây ra một cách “ngây thơ” và “bất cẩn”. Và cuối cùng, UBS cũng phải thay đổi cách thức hoạt động của mình.

Thủy Tiên

hangnt

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên