Ukraine sẽ trở thành Hy Lạp thứ hai?
Trong lúc mọi con mắt vẫn tập trung về phía Hy Lạp, có thể người ta sẽ quên rằng châu Âu vẫn còn một cuộc khủng hoảng nợ khác, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, từ Ukraine.
- 23-06-2015George Soros: EU đang sai lầm ở Ukraine
- 22-06-2015George Soros "bày mưu" chiến thắng cho Ukraine
- 08-06-2015Hội nghị G7 thảo luận về Ukraine và Hy Lạp
Cuộc xung đột ở miền Đông cùng với việc để bán đảo Crimea sát nhập với Nga đã khiến khả năng sản xuất của nền kinh tế bị đình trệ. Khối nợ của Ukraine từ một khoản nhỏ giờ đây đã trở nên lớn đến mức chính phủ nước này lo sợ sẽ không có khả năng hoàn trả.
Xung đột ở Ukraine vẫn còn căng thẳng, và nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước này.
Căng thẳng ở Ukraine cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải e ngại, và mới đây các tập đoàn lớn như Shell và Chevron đã hủy dự án của mình tại đây. Mặc dù nó có nguồn tài nguyên để trở thành một nhà cung cấp năng lượng lớn, nhưng đất nước đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng.
Bên cạnh đó, vấn đề tiền tệ của Ukraine cũng rất nghiêm trọng. Đồng tiền hryvnia của Ukraine đã mất giá hơn 60% kể từ đầu năm ngoái, khiến cho khối nợ của đất nước ngày càng trở nên không thể chi trả.
Hiện tại, nợ công của Ukraine đang ở mức 70 tỉ USD và sẽ còn tăng lên. Chính phủ nước này vừa phải đối đầu với quân ly khai thân Nga ở miền Đông, vừa chống chọi các chủ nợ của quốc gia này, một trong số đó là Nga.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk đã nói rằng ông mong các chủ nợ hiểu rằng đất nước đang trong thời chiến, và 1/5 nền kinh tế đất nước đã bị mất. Kể từ năm 2012, ước tính GDP của Ukraine đã giảm 23%, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tin rằng con số này sẽ còn tiếp tục giảm xuống trong năm 2015.
Tình hình kinh tế Ukraine sẽ còn thay đổi theo chiều hướng xấu. IMF đã kết luận rằng những Ukraine đang ẩn chứa những nguy cơ “cực kỳ cao”. Họ khuyên các bên đang nắm giữ trái phiếu chính phủ tạm thời chấp nhận tổn thất để vấn đề nợ của Ukraine không vượt ra ngoài tầm kiểm soát vào năm 2020.
Trong khi đó, IMF đã phải thay đổi những dự báo của mình về nền kinh tế Ukraine. Trong năm nay họ dự đoán GDP của nước này sẽ giảm 9% so với năm ngoái, thay vì 5,5% như đã đưa ra trong tháng 3.
Ông Nikolay Gueorguiev, giám đốc chi nhánh IMF tại Ukraine cho biết, tình hình xung đột ở Ukraine “đã gây hậu quả ngoài sức tưởng tượng đối với nền kinh tế trong quý 1 năm nay”.
IMF đã đồng ý cho Ukraine vay một khoản 17,5 tỉ USD, và họ hy vọng đây sẽ là một phần trong gói cứu trợ kinh tế lên đến 40 tỉ USD sau khi các bên khác đồng ý trợ giúp về tài chính.
Kiev nói rằng họ mong muốn kết thúc đàm phán với các chủ nợ “vào cuối tháng 9”, ám chỉ rằng họ có thể sẽ không thể trả trước hạn. Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde đã nói rõ rằng khoản vay trên sẽ được dùng để hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi nước này chưa thể hoàn trả ngay.
Nếu nền kinh tế Ukraine không thể cứu vãn được, hệ quả sẽ còn tồi tệ hơn những gì đã xảy ra đối với Hy Lạp.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang điện tử của tờ Telegraph (Anh), một nhật báo khổ rộng phát hành buổi sáng hàng ngày tại Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác.
Infonet