USD vẫn là "vua" trong dự trữ ngoại hối
USD tiếp tục là đồng tiền được ưa chuộng nhờ kinh tế Mỹ phục hồi vững chắc, trong khi tỷ trọng của đồng euro giảm do kinh tế khu vực này phục hồi chậm chạp và euro mất giá.
- 27-03-2015HSBC: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 36 tỷ USD
- 08-07-2014ANZ: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam chưa đủ?
- 12-05-2014Dự trữ ngoại hối là “gánh nặng lớn” với Trung Quốc
Ngày 31/3/2015, Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố dữ liệu cập nhật về dự trữ ngoại hối toàn cầu. Theo dữ liệu này, dự trữ ngoại hối quốc tế đến cuối năm 2014 đạt 11.600.559 tỉ USD, giảm so với mức 11.766.199 tỉ USD vào cuối quí 3/2014. Dự trữ đã phân bổ đạt 6.085.031 tỉ USD, giảm 98.908 tỉ USD.
Về cơ cấu dự trữ, USD tiếp tục là đồng tiền được ưa chuộng nhất nhờ kinh tế Mỹ phục hồi vững chắc. Tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu tăng từ 62,4% trong quí 3/2014 lên 62,88% trong quí 4/2014. Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối quốc tế giảm khoảng 1%/năm từ đỉnh cao 70,7% vào năm 2001 xuống 62,1% vào năm 2009.
Trong khi đó, tỉ trọng đồng euro giảm từ 22,6% trong quí 3/2014 xuống 22,21% trong quí 4/2014. Đồng tiền chung này tăng từ tỉ trọng 17,9% vào năm 1999 (sau 1 năm bắt đầu lưu hành chính thức) lên đỉnh cao 27,6% vào năm 2009, sau đó giảm dần do kinh tế khu vực này phục hồi chậm chạp và đồng euro mất giá.
Tỉ trọng dự trữ đã phân bổ giảm nhẹ 0,11% xuống 52,45%, nhưng đã giảm mạnh từ tỉ trọng 78,4% vào năm 2000. Nguyên nhân cơ bản là do NHTW các nước có xu hướng tăng cường mua trái phiếu của chính phủ Mỹ, cả các nước công nghiệp và các nước mới nổi.
Thu Hương