MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ

04-08-2021 - 20:59 PM | Sống

Chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ đồng hồ là các bạn đã làm cho nhà mình trở nên an toàn hơn rất nhiều, tránh được những tai nạn không đáng có.

Chào các bạn! Liên tiếp gần đây xảy ra nhiều sự việc thương tâm tại những khu chung cư cao tầng với nạn nhân đa số là trẻ nhỏ.

Trong bài hôm nay, chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn một biện pháp giữ an toàn khi ở nhà cao tầng cho trẻ nhỏ với chi phí thấp nhưng hiệu quả cao - đó là gắn lưới sắt cho cửa sổ. Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách này cho những không gian mở khác như lan can, ban công, logia nhé!

Cửa sổ đã có song sắt, vì sao phải gắn thêm lưới?

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 1.

Các bạn nghĩ cửa sổ có song sắt là đã an toàn ư???

Đó là thắc mắc nói chung của rất nhiều người khi mới nghĩ đến việc gắn lưới. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thì cửa sổ nhiều nhà có khoảng cách giữa các song sắt khá lớn, như ở đây là hơn 10 cm. Với trẻ nhỏ tuy khó chui lọt đầu nhưng các em lại tò mò, rất dễ đứng bám lên cửa sổ, thò tay hoặc chân ra và dẫn đến nguy cơ bị gãy tay, gãy chân khi ngã từ cửa sổ xuống sàn nhà. Cá biệt có những trẻ nhỏ chậm lớn, suy dinh dưỡng thì khả năng chui lọt qua khe hở giữa các song sắt là có thể xảy ra.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 2.

Liệu song sắt nhà bạn có đủ đảm bảo con trẻ sẽ không chui lọt???

Chính bản thân người viết bài này hồi nhỏ (lớp 1) đã từng chui qua cửa sổ đi chơi – mặc dù khoảng cách giữa các song sắt chỉ khoảng 12 cm, may là hồi đó là nhà mặt đất, cửa sổ tầng 1 nên chưa xảy ra chuyện đau lòng.

Chuẩn bị vật tư, dụng cụ:

1.Tấm lưới sắt ô vuông với kích thước các mắt lưới 5x5 cm, đường kính của sợi lưới 2-3 mm. Loại lưới này các bạn có thể mua được ở các cửa hàng bán đồ kim khí, vật tư điện nước,... với giá dao động từ 65-80K/tấm loại 1m x 1m, hoặc 130K/tấm loại 2m x 1m.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 3.

Với một ô cửa sổ kích thước 1,6m x 1,4m thì cần 2 tấm lưới 1x1m (hoặc 1 tấm 2x1 m). Lần đầu mình mua 2 tấm nhỏ hết 130K, lần thứ 2 mua 1 tấm lớn cũng 130K nhưng việc chở bằng xe máy sẽ khó khăn hơn.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 4.

2.Dây thít nhựa hoặc dây buộc bằng sắt, giá quá rẻ.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 5.

3.Kìm cắt cộng lực.

Với những gia đình có điều kiện thì có thể đặt thợ hàn khung lưới sắt và bắn vít nhưng giá sẽ rất cao.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 6.

Bắt đầu nào:

Bước 1: Đặt lưới lên khung sắt cửa sổ và xác định các điểm cần cắt

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 7.

Đa số cửa sổ nhà cao tầng là dạng cửa lùa 2 cánh, vì vậy chúng ta cần để chừa lại một ô trống để có thể đưa tay ra đóng mở cửa sổ. Mình chọn để trống ô dưới cùng bởi bên ngoài đã có phần ray của cửa sổ lùa chắn, trẻ con không thể chui ra được. Nếu các bạn muốn chốt khóa được cửa sổ thì để trống ô giữa.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 8.

Lúc này chưa cần buộc tấm lưới quá chặt nên các bạn chỉ cố định tấm lưới tại một vài điểm với song sắt dưới, giữa và trên bằng dây thít nhựa.

Do khung cửa sổ có kích thước 1,6m x 1,4m, trong khi 2 tấm lưới loại 1m x 1m nên ghép lại có chỗ thì thừa, chỗ thì thiếu và buộc phải cắt lưới.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 9.

Tiếp tục đặt tấm lưới thứ 2 lên những khoảng trống mà tấm lưới thứ nhất không che phủ được. Loại lưới này được sản xuất thủ công, khó tránh được tình trạng bị lệch nên các bạn cần xác định những điểm sẽ cắt sao cho các mắt lưới của 2 tấm vừa khít tương đối với nhau là được. Dùng bút màu đánh dấu những điểm này lại.

Bước 2: Cắt lưới

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 10.

Chọn kìm cắt...

Sợi lưới bằng sắt, có đường kính 2-3 mm nên khá cứng. Ban đầu mình dùng loại kìm cắt dây điện nhưng không ăn thua, phải chuyển sang dùng kìm cộng lực.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 11.

... nhưng cứng quá, cắt không nổi...

Loại kìm cộng lực mini hiệu Kapusi mình sử dụng giá mua năm ngoái 45K mà giờ lên tận đâu đó khoảng 80K rồi.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 12.

... phải chuyển sang kìm cộng lực vậy.

Các bạn cố gắng cắt sát mắt hàn, và vì phần cắt này rất sắc nhọn nên chúng ta sẽ gắn sao cho chúng ở phía trên cao của cửa sổ, tránh xa tầm tay của người lớn lẫn trẻ em.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 13.

Phần sợi lưới sau khi cắt sẽ rất sắc nhọn

Tiếp tục buộc dây thít cố định một vài điểm cho đến khi tất cả các khoảng hở "có nguy cơ" của cửa sổ đều đã được phủ lưới.

Bước 3: Buộc chặt lưới và cắt phần thừa của dây thít

Buộc cẩn thận sao cho giữa các khung lưới với nhau và với khung lưới sắt được gắn chặt. Bước này hơi tốn công một chút và các bạn cần kiên nhẫn. Nên buộc theo hình 6 đường thẳng giao nhau giống với quốc kỳ nước Anh để tránh bị sót.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 14.

Như vậy chúng ta đã gia cố xong một chiếc cửa sổ bằng loại lưới rất thông dụng, dễ mua với chi phí thấp. Chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ đồng hồ là các bạn đã làm cho cửa sổ (lan can, ban công...) nhà mình trở nên an toàn hơn rất nhiều rồi.

 Tai nạn thương tâm ở nhà cao tầng đã quá nhiều, các bậc cha mẹ phải làm ngay việc này để giữ an toàn cho trẻ nhỏ  - Ảnh 15.

Về vấn đề giữ an toàn cho trẻ em khi ở nhà cao tầng và chung cư thì chúng tôi đã có nhiều lần đề cập và có cả những lưu ý và cảnh báo rất cụ thể, nhưng thật đáng buồn là lại ít nhận được sự quan tâm của độc giả. Hy vọng những bài viết như thế này sẽ được chia sẻ rộng rãi để giảm bớt các trường hợp tai nạn thương tâm. Cảm ơn các bạn!

Chúc các bạn cùng gia đình luôn an toàn, mạnh khỏe!

Theo PNM

Trí thức trẻ

Trở lên trên