MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao Apple lại mua 400.000 hecta mẫu đất rừng ở Trung Quốc?

06-04-2017 - 08:49 AM | Tài chính quốc tế

Hôm thứ 2, trong một thông cáo báo chí được phát ra tại Bắc Kinh, Apple đã tuyên bố một dự án hợp tác dài hạn với WWF nhằm bảo vệ khoảng 400.000 hecta đất rừng Trung Quốc. Một động thái nằm trong nỗ lực bảo vệ nguồn xơ sợi nguyên thủy (nguyên liệu có thể tái tạo để sản xuất hộp, túi và các vật liệu khác).

Apple không phải là công ty công nghệ xanh nhất thế giới, mặc dù thực tế là hãng này đã nằm trong danh sách 50 thương hiệu xanh nhất thế giới năm 2014 của Fortune (ở vị trí 22). Nhưng khách hàng của Apple lại tin rằng công ty này thực sự "xanh" hơn vị trí của nó trên bảng xếp hạng.

"Trong thế giới truyền thông đại chúng, nhận thức này lại có thể trở thành điều cực kỳ nguy hiểm", CEO Jez Frampton cho biết.

Trong vòng 12 tháng qua, Apple đã đẩy mạnh cả những sáng kiến môi trường lẫn hoạt động quan hệ công chúng. Kể từ đầu năm nay, Apple đã tuyên bố một loạt dự án trong đó có thành lập nhà máy năng lượng mặt trời 80 MW ở Trung Quốc, mua lại đập thủy điện nhỏ ở Oregon và mua lại 32.400 mẫu Anh diện tích rừng ở Maine thuộc New England, Mỹ.

Hôm thứ 2, trong một thông cáo báo chí được phát ra tại Bắc Kinh, Apple đã tuyên bố một dự án hợp tác dài hạn với WWF nhằm bảo vệ khoảng 400.000 hecta đất rừng Trung Quốc. Một động thái nằm trong nỗ lực bảo vệ nguồn xơ sợi nguyên thủy (nguyên liệu có thể tái tạo để sản xuất hộp, túi và các vật liệu khác).

Tại sao Apple lại có sáng kiến này?

Đối với khách hàng: Con người thường thích mua những sản phẩm mà họ cảm thấy được đóng góp giá trị, đặc biệt là khi liên quan đến vấn đề môi trường. "Trong thập niên tới, những công ty đầu tư vào những sáng kiến có ích cho cộng đồng và lợi nhuận của họ cũng như những công ty có thể truyền đạt những nỗ lực đó hiệu quả sẽ có lợi thế cạnh tranh.

Đối với nhà đầu tư: Tim Cook từng phớt lờ một cổ đông khi người này yêu cầu biết lợi tức đầu tư ROI cho các sáng kiến xanh của Apple. CEO Apple đã nói với vị cổ đông đó rằng đây không phải là "ROI khát máu". Tim Cook đã nói đúng, iPhone đã mang về cho Apple tất cả những gì cần cho ROI.

Đối với Trung Quốc: Apple có thể sẽ đóng trụ sở ở Cupertino, nhưng gần như toàn bộ chiếc iPhone được làm tại Trung Quốc và đó cũng là thị trường lớn nhất của iPhone. Trong một thông điệp từ Tim Cook dành cho lãnh đạo Trung Quốc, ông nói "chúng tôi rất vui mừng khi được hợp tác với các nhà lãnh đạo - những người mong muốn xanh hóa Trung Quốc trong thời gian sớm nhất".

Apple hiện đang có tới 19 văn phòng và 22 cửa hàng bán lẻ ở Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông). Hãng này cũng trực tiếp thuê 8.000 người lao động Trung Quốc. Số tiền mà các nhà phát triển phần mềm ở Trung Quốc kiếm được thông qua bán ứng dụng trên AppStore toàn thế giới đã lên tới 3,4 tỷ USD và nguồn thu nhập này đang tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ thị trường nào khác trên thế giới.

Anh Sa

Fortune

Trở lên trên