Tại sao được rót vốn hàng triệu đôla lại có thể là 'mối nguy hại' cho start-up?
Gọi vốn thành công là con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp start-up mở rộng hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn nhưng cũng có thể là mối nguy hiểm đối với công ty khởi nghiệp của bạn.
- 08-04-2016Nhà đầu tư Nhật chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của start-up Việt
- 24-03-2016Start-up Việt đầu năm 2016: Những cánh én báo tin vui
- 10-12-2015Chàng trai 23 tuổi làm CEO của start-up được quỹ ngoại rót vốn triệu đô
- 24-11-2015Những start-up của doanh nhân gốc Việt được mua lại với giá 'khủng'
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của Mark Suster, một doanh nhân có nhiều năm kinh nghiệm khởi nghiệp và đầu tư vào các statr-up tại Thung lũng Silicon:
Một trong những câu hỏi mà tôi thường nhận được từ các nhà sáng lập là “Tôi nên huy động bao nhiêu vốn là hợp lý?”
Thông thường, mọi người nghĩ rằng càng huy động được nhiều vốn thì càng tốt vì nó giúp cho các start-up có thêm nguồn lực để cạnh tranh trong một khoảng thời gian dài.
Tôi có 2 công ty từng gọi vốn thành công nhưng điều thú vị là với công ty đầu tiên, chúng tôi huy động được 16,5 triệu USD trong vòng A. Còn với start-up thứ 2, tôi chỉ đồng ý nhận 500.000 USD.
Hàng tuần, tôi vẫn thường trao đổi với các start-up về chủ đề “Nên gọi bao nhiêu vốn là hợp lý?”.
Mặc dù không có câu trả lời chính xác cho mọi trường hợp, nhưng đây là một số vấn đề mà chúng tôi rút ra sau những cuộc thảo luận:
1. Cho dù bạn gọi vốn thành công 1,5 triệu USD hay 4 triệu USD, bạn sẽ vẫn tiêu hết chúng trong cùng một khung thời gian
Đó là một sự thật hiển nhiên. Khi có nhiều tiền, bạn sẽ tuyển người nhanh hơn, thuê các công ty bên ngoài hỗ trợ, đẩy mạnh truyền thông, tham gia các sự kiện, làm các công việc pháp lý (nhãn hiệu, bằng sáng chế) hoặc bất cứ điều gì dễ dàng hơn. Bạn sẽ xây dựng các tính năng cho sản phẩm hoặc phát triển nền tảng – ngay cả trước khi có đầy đủ thông tin phản hồi từ thị trường.
Người bạn của tôi Justin Kan thậm chí đã lưu một dòng ghi nhớ rằng “Dù cho công ty của bạn huy động được bao nhiêu vốn thì bạn cũng sẽ tiêu hết nó trong 12-24 tháng”.
Nhưng theo tôi, đúng hơn là 12-18 tháng: Mọi người vẫn làm những gì mà họ làm. Bạn có tiền và bạn tiêu nó. Tuy nhiên, việc chi tiêu quá nhiều tiền đôi khi dẫn đến một số tác động tiêu cực cho các start-up.
2. Số tiền bạn huy động thành công xác định mức định giá của công ty
Mặc dù nghe có vẻ điên rồ nhưng ở giai đoạn đầu, giá trị của công ty thường được xác định bởi số tiền mà bạn huy động thành công. Các nhà đầu tư thường chọn cách nắm giữ 15-30% cổ phần của start-up mà họ rót vốn, trong đó giai đoạn đầu tỷ lệ lý tưởng thường là 20-25%.
Vì vậy, khi một nhà đầu tư đưa cho bạn 5 triệu USD để đổi lại 20% cổ phần, điều đó đồng nghĩa với việc công ty của bạn đang được định giá trước đầu tư là 20 triệu USD. Tương tự, nếu tỷ lệ trao đổi là 5 triệu lấy 25% cổ phần thì họ đang định giá start-up của bạn (trước đầu tư) ở mức 15 triệu USD.
Tất nhiên mức định giá 15-20 triệu USD nghe có vẻ hấp dẫn hơn mức 8 triệu USD? Nếu nói rằng sẽ tốt hơn nếu công ty của bạn chỉ nên định giá 8 triệu USD thì có vẻ khá ngớ ngẩn. Nhưng thực sự nó không ngớ ngẩn như bạn nghĩ.
Với những người mới bắt đầu, nếu công ty của bạn được định giá 8 triệu USD, bạn có khả năng huy động được 2-3 triệu USD. Và tất nhiên huy động 2 triệu USD sẽ dễ hơn là 5 triệu USD, từ đó xác suất thành công sẽ cao hơn.
3. Mức huy động càng lớn thì càng khó cho các vòng tiếp theo
Điều tôi muốn nói đến ở đây là điều gì sẽ xảy ra khi ngân quỹ cạn kiệt và bạn cần nhiều tiền hơn. Những gì bạn cảm thấy tuyệt vời khi huy động thành công 5 triệu USD (ở mức định giá 20 triệu USD) giống như cái thòng lọng quấn quanh cổ bạn. Để huy động thành công 8-10 triệu USD ở vòng tiếp theo sẽ khó khăn hơn nhiều so với 5 triệu USD.
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì các nhà đầu tư luôn kỳ vọng kiếm được gấp 10 lần những gì họ đã bỏ ra. Đặc biệt trong giai đoạn đầu nhiều rủi ro, con số mà họ đưa ra có thể cao hơn nhiều lần. Các dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư dễ thu về 100-200 triệu USD hơn là 400-500 triệu USD.
Nếu bạn huy động thành công 5 triệu USD và không thể nâng số tiền đó lên trong vòng tiếp theo, bạn sẽ 'khó ăn nói' với các nhà đầu tư ban đầu. Họ có thể nghĩ rằng xung quanh có rất nhiều dự án hấp dẫn, tại sao mình lại phải mắc kẹt với một start-up không tăng trưởng?
4. Khi sự thiếu thốn thúc đẩy sự sáng tạo
Những hạn chế có thể kích thích sự sáng tạo. Mỗi một người trong công ty sẽ cố gắng nhiều hơn để đạt được những kết quả tốt trong một thời gian ngắn.
Và quan trọng hơn – nguồn vốn hạn chế sẽ buộc bạn phải đưa ra những quyết định khó khăn về việc nên/không nên thực hiện điều gì, tuyển dụng ai và sa thải ai. Nó cũng buộc bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi đàm phán về giá tiền thuê văn phòng hay trả lương cho nhân viên sao cho hợp lý nhất?
Tôi thích câu nói thành ngữ "holding one’s feet to the fire" (có nghĩa là gây áp lực buộc ai đó phải làm việc gì) vì nó nhắc nhở tôi có trách nhiệm luôn luôn phải làm tốt hơn trước.
Theo Mark Suster, một số doanh nhân có thể dễ dàng huy động 5-10 triệu USD ngay trong vòng gọi vốn A nhờ vào kinh nghiệm của mình.
Họ có thể từng điều hành một start-up trong lĩnh vực đó nhiều năm trước và vây giờ muốn quay lại tiếp tục theo đuổi thị trường này. Ngay từ ngày đầu tiên, họ đã hiểu rõ tại sao mô hình của mình hoạt động và tại sao thất bại.
Những doanh nhân này có nhiều mối quan hệ, và họ dễ dàng tuyển dụng những người tài năng về làm việc cho mình. Họ cũng có độ tin cậy cao khi thuyết phục những nhà đầu tư rót vốn. Những start-up như vậy thường không muốn lựa chọn một lối thoát an toàn, thay vào đó họ thích "chơi lớn hoặc về nhà".
Ngoài ra, Mark Suster cho rằng việc lựa chọn nhà đầu tư phù hợp cũng quan trọng không kém việc quyết định nên gọi vốn bao nhiêu. Theo ông, hiểu rõ về đối tác sẽ giúp các start-up đưa ra được con số hợp lý. Bạn cũng có thể lường trước được điều gì sẽ xảy ra nếu ngân quỹ cạn kiệt và chưa sẵn sàng cho vòng gọi vốn tiếp theo.
Người đồng hành