Tại sao McDonald's, KFC thường khuyến khích khách mua thêm đồ uống và gọi theo combo?
Bán combo là tuyệt chiêu "giảm đau tâm lý", tăng doanh số bán hàng của các hãng đồ ăn nhanh.
- 28-05-2021Cộng đồng fan BTS Việt Nam vừa chi 1,2 tỷ đồng mua hết sạch 10.000 suất McDonald's chỉ trong 1 ngày, chỉ trích hãng gà rán in nhầm poster đối thủ của idol
- 23-11-2020Bạn tưởng McDonald's bán bánh burger mà giàu ư, nhầm to! Nhờ chiến lược tinh vi này, họ là một trong 5 đại gia BĐS hàng đầu thế giới
- 20-09-2020Vụ kiện lịch sử và pha xử lý "cồng kềnh" của ông trùm fast food McDonald's: Từ bà cụ bị bỏng vì một cốc cafe dẫn tới vụ án kinh điển, bồi thường cả triệu đô
Theo lý thuyết, những cửa hàng đồ ăn nhanh đáng lẽ ra phải rẻ và tiện lợi thì ngày nay, các thực khách đang phải bỏ rất nhiều tiền mới sở hữu được một bữa ăn tử tế tại các chuỗi nhà hàng kiểu này. Vậy điều gì đang diễn ra?
Trên thực tế, các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người dân nước này hàng năm bỏ tới 1.200 USD cho đồ ăn nhanh. Và những thương hiệu như KFC, McDonald’s hay Burger King đã cố gắng làm mọi thứ có thể để khiến thực khách chi nhiều tiền hơn nhằm tăng lợi nhuận. Hệ quả là mọi người ngày nay vào ăn quán đồ ăn nhanh với tờ hóa đơn chẳng kém các nhà hàng hạng sang.
Tuy nhiên, không có nhiều người lưu ý những chiêu trò của chuỗi đồ ăn nhanh đánh vào tâm lý khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận. Hầu hết mọi người chỉ nhìn thấy mức giá rẻ cho mỗi món ăn để rồi nhận lại tờ hóa đơn với con số cao hơn nhiều.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Cleverland
1. Giảm đau tâm lý
Thực đơn của các chuỗi đồ ăn nhanh tràn ngập những gói combo, khác hẳn với thực đơn thường của các nhà hàng. Trong khi những quán ăn thường rạch ròi thực đơn với từng món thì chuỗi đồ ăn nhanh cố gắng kích thích khách hàng chọn lựa những combo với nhiều món lại với nhau. Hệ quả là mọi người thường mua nhiều hơn so với nhu cầu thực tế vì nó đã có sẵn trong combo.
Ngoài ra, chuỗi đồ ăn nhanh thưởng in ảnh lớn món ăn với màu sắc bắt mắt nhưng mức giá lại in nhỏ lại. Chiêu marketing này khiến thực khách chú ý tới món ăn và thường là những món đắt tiền được in nổi bật mà quên đi việc tại sao chúng lại có mức giá đó và có đáng để mua không. Tất cả những gì thực khách nhìn là ảnh đồ ăn và liệu họ có thích chúng không mà thôi.
Giáo sư Hans Taparia của trường đại học New York nhấn mạnh rằng ảnh đồ ăn khiến não bộ con người bị kích thích và đặc biệt là khi đói. Chúng khiến mọi người buộc phải ra quyết định nhanh và thường sẽ vướng vào chiêu trò marketing của nhà hàng mà không hay biết.
Theo lý thuyết tâm lý học, đây là một đòn "giảm đau" tâm lý nhằm giúp thực khách quên đi mức giá cả chẳng hề rẻ khi gọi món.
Ngoài ra, các chuỗi đồ ăn nhanh cũng rất hay phóng to hoặc tạo hình ảnh động cho những món mới thay vì các sản phẩm cũ, qua đó thu hút khách hàng đến những trải nghiệm mới. Lấy ví dụ McDonald's, chỉ khoảng 10% đến 15% màn hình hiển thị thực đơn của họ là dành cho các sản phẩm truyền thống như Big Mac mà McNuggets trong khi có tới 30% được dành cho sản phẩm mới hoặc đặc biệt.
Thực đơn của chuỗi đồ ăn nhanh khác với các nhà hàng thông thường. Nguồn: Business Insider
2. Sự kỳ diệu của con số 9
Tương tự như ở các siêu thị, chuỗi đồ ăn nhanh cùng thường in giá ở mức chênh 0,79 hoặc 0,99 USD nhằm tạo cảm giác rẻ tiền hơn cho khách hàng. Con số 9,79 USD cho một chiếc burger vẫn được coi là rẻ hơn 10 USD khi thực khách gọi món, nhất là khi giá tiền được in siêu nhỏ.
Phần lớn những người bước vào các cửa hàng đồ ăn nhanh thường không chú ý đến giá cả bởi chúng bị cố ý làm lu mờ đi trước những hình ảnh món ăn to đùng ngon miệng. Trái lại tại các nhà hàng thường, món ăn đi kèm giá và toàn chữ là chữ sẽ khiến mọi người cân nhắc giá tiền trước khi gọi.
Theo Giáo sư Taparia, mục tiêu chính của các chuỗi đồ ăn nhanh không phải lừa khách hàng mua món đắt bởi hầu như các món ăn của quán đều không có giá quá cao so với bình quân. Thậm chí việc gọi các combo cũng không khiến khách hàng phải trả nhiều tiền hơn cho mỗi món. Mục đích chính của họ chỉ là khiến mọi người mua nhiều hơn bởi mức lợi nhuận cho từng món là vô cùng thấp và nhà hàng chỉ có lãi nhờ gia tăng số lượng bán.
3. Áp lực xếp hàng
Đối với nhiều người, thực đơn chuỗi đồ ăn nhanh thường bắt mắt nhưng cũng khá rối rắm, trong khi đó việc đứng trước quầy gọi món với nhiều thực khách chờ phía sau tạo nên những áp lực nhất định và buộc mọi người phải ra quyết định nhanh chóng thay vì cân nhắc giá tiền.
Hệ quả là mọi người thường chọn các combo đi kèm, hoặc nghe lời nhận viên mua những set ăn có sẵn dù có thể họ chẳng có nhu cầu với một số món trong đó. Lấy ví dụ McDonald’s, một set ăn 10,39 USD sẽ chỉ tiết kiệm được cho thực khách 0,09 USD nhưng họ có thể sẽ phải mua thừa nước hoặc khoai tây chiên dù nhu cầu chỉ là một chiếc burger.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Four Square
Giáo sư Taparia cho biết chiêu trò khuyến khích khách hàng mua nhiều để có giá rẻ hơn theo đơn vị không mới nhưng vô cùng hiệu quả với các thực khách đang đứng trước áp lực gọi món nhanh khi người đằng sau đang chờ. Hầu như ai cũng nghĩ mình đã tiết kiệm được tiền bằng cách gọi combo mà quên mất họ đã bỏ thêm tiền cho cả những món mà mình chẳng có nhu cầu.
4. Bán đồ ăn nhưng thu lãi từ nước uống
Đối với nhiều thương hiệu, việc bán nước ngọt có lãi hơn so với đồ ăn thông thường. Thậm chí cả những món ăn chơi đi kèm cũng cho lợi nhuận hơn các món chính. Bởi vậy các quán đồ ăn nhanh sẽ làm mọi cách để khuyến khích bạn mua thêm đồ uống hoặc gọi thêm các món ăn chơi đi kèm khác.
5. Không có gì là miễn phí
Các nhà hàng đồ ăn nhanh có thể nói là bậc thầy trong việc quảng cáo thu hút khách. Mọi người sẽ thường thấy những đợt giảm giá mua 1 tặng 1, hạ giá 50% hay miễn phí thứ gì đó để rồi chấp nhận vào quán và gọi thêm đồ uống hay bất cứ món ăn nào khác thêm trong combo. Mục tiêu chính của chuỗi đồ ăn nhanh là hút khách vào quán, sau đó bạn sẽ được tiếp đón bằng những chiêu đánh vào tâm lý để mua nhiều hơn.
Việc các quán đồ ăn nhanh tặng khách hàng thẻ giảm giá, khuyến mãi trên mỗi hóa đơn mua hàng không hề lạ, nhưng chúng lại chỉ có giá trị trong 7 ngày hoặc ít hơn. Thế rồi chương trình tích điểm trên ứng dụng đều khiến mọi người bị kích thích mua hàng. Một khi thực khách đã chấp nhận lời khuyến mãi, họ sẽ bị cuốn tiếp vào các chiêu trò của nhà hàng.
Giá burger tại quán ăn nhanh tăng mạnh nhất trong số các nhà hàng. Nguồn: Business Insider
6. Lượng đồ ăn lớn
Theo hãng tin Bloomberg, giá bình quân các quán đồ ăn nhanh tại Mỹ đã tăng 54% trong 10 năm qua, vượt qua cả mức tăng giá của các quán ăn thông thường khác. Thế nhưng mọi người vẫn thích ăn đồ ăn nhanh bởi giá tiền cho những đồ ăn lành mạnh đắt đỏ hơn nhiều, nhất là khi tính đến chi phí nuôi cả một gia đình tại Mỹ.
Ví dụ như KFC sẽ cho thực khách nhiều đồ ăn hơn nhiều tính trên mỗi đồng USD so với các quán đồ ăn chay hoặc hữu cơ.
Nói đơn giản, chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh có thể hút khách một phần bởi vì họ có thể cung cấp lượng lớn đồ ăn giàu mỡ, đường… với mức giá chấp nhận được so với các quán ăn khác. Tuy nhiên mọi người vẫn bị cuốn vào các chiêu trò và cuối cùng trả một tờ hóa đơn chẳng kém các nhà hàng khác là bao.
*Nguồn: Business Insider
Doanh nghiệp và tiếp thị