Tại sao người châu Á rất xem trọng công thành danh toại, bằng cấp còn phương Tây thì không?
Liệu có đáng để chúng ta cố gắng trở thành con ếch nhỏ trong ao lớn hay cứ là ếch lớn trong ao nhỏ cũng có thể đem lại hạnh phúc?
- 24-07-2017Nghệ thuật thu phục nhân tài của sếp giỏi: Quản lý tích cực và tạo cơ hội để nhân viên làm việc hết mình
- 24-07-20177 mẹo nhỏ trong công việc giúp bạn thành công như "huyền thoại" Steve Jobs
- 23-07-20173 cuốn sách mà bất cứ doanh nhân nào muốn thành công cũng cần phải đọc
- 22-07-20176C - nguyên tắc dạy con sẽ tạo ra những đứa trẻ thành công thực sự
Tại Trung Quốc, có một câu nói mà rất nhiều người biết đến là “Thà làm đầu gà còn hơn làm đuôi phượng”. Ý nghĩa của câu nói này là con người nên giỏi hơn những người khác trong một lĩnh vực nào đó dù chúng có bị coi nhẹ đi chăng nữa, hơn là trở thành một kẻ thấp kém trong một lĩnh vực rộng lớn.
Không riêng gì Trung Quốc, Nhật Bản cũng có câu nói “Thà làm đầu heo hơn làm đuôi cá voi”. Người Anh và Mỹ thì nói “Tốt hơn là làm một con ếch lớn trong ao nhỏ hơn là làm con ếch nhỏ trong ao lớn”.
Những nghiên cứu khoa học cũng cho thấy vấn đề tương tự. Tại các trường học chuyên ngành có ít lựa chọn nghề nghiệp, học sinh giỏi thường cảm thấy bản thân có năng lực hơn, điểm số khá hơn và khát vọng nghề nghiệp cao hơn học sinh kém tại những trường có nhiều lựa chọn việc làm hơn khi tốt nghiệp.
Trong khi đó, các cuộc khảo sát cũng cho thấy phần lớn con người mong muốn có trí thông minh tốt hơn và được sống trong một môi trường mà những người xung quanh kém hơn họ.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp lại chứng minh điều ngược lại. Rất nhiều người thà làm sinh viên kém của trường đại học Harvard còn hơn là học trò giỏi của trường trong nước.
Vậy đâu là nguyên nhân của sự trái ngược này?
Trên thực tế, nguyên nhân của sự trái ngược này đến từ văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Trong khi người Châu Á chú ý đến chủ nghĩa tập thể, quyết định dựa trên lợi ích chung chứ không phải lợi ích cá nhân thì người Phương Tây chú trọng đến lợi ích cá nhân, tự thúc đầy bằng cạnh tranh với bạn bè. Hệ quả là những người Phương Đông thường tự đánh giá bản thân bằng cách so sánh với những người trong nhóm xã hội của họ còn người Phương Tây lại chú ý đến việc so sánh với những người của nhóm khác.
Ngoài ra, người Châu Á còn chú ý đến rất nhiều đến uy tín bản thân, hay nói cách khác là thể diện. Nói đơn đơn giản là việc bạn có giỏi ngành nghề gì hay không đôi khi không quan trọng bằng bạn đang làm nghề gì, người khác nghĩ gì về nghề đó.
Mới đây, một nghiên cứu đã được thực hiện tại Mỹ với các sinh viên đại học.
Trong trường hợp đầu tiên, các nhà khảo sát hỏi thẳng luôn liệu các sinh viên muốn trở thành "một con ếch trong ao nhỏ" hay ngược lại, khoảng 75% số sinh viên gốc Đông Á cho biết họ muốn làm ếch nhỏ trong ao lớn và tỷ lệ này là khoảng 59% với sinh viên gốc Mỹ.
Tuy nhiên trong cuộc khảo sát thứ 2, các nhà nghiên cứu không đề cập đến ao lớn ao bé nào cả. Họ hỏi các ứng viên về việc chọn lựa trường đại học hay công ty làm việc trong tương lai. Theo đó, có đến 58% những sinh viên gốc Trung muốn học trong top 10 trường lớn nhất nước dù có thể họ sẽ chỉ là sinh viên trung bình. Tỷ lệ muốn làm việc trong top 10 tập đoàn quốc tế lớn nhất của nhóm người gốc Trung cũng đạt 29%.
Đối với các sinh viên gốc Mỹ hay Châu Âu, tỷ lệ này tương ứng là 27% và 14%.
Trong trường hợp thứ 3, các nhà nghiên cứu sẽ hỏi những người chấp nhận tham gia về những câu hỏi so sánh như bạn có hay để ý có bao nhiêu người theo dõi bạn trên Facebook hay không, hoặc bạn có để ý xem mức lương của đồng nghiệp hay sếp bạn là bao nhiêu không.
Kết quả cho thấy những người trả lời “có” thường muốn làm con ếch to trong ao nhỏ bởi họ có xu hướng thà học trường thường nhưng là sinh viên giỏi hoặc làm công ty thường nhưng là nhân viên xuất sắc hơn là làm ở những tập đoàn lớn.
Điều đáng chú ý hơn nữa là những người Mỹ có xu hướng này hơn những người phỏng vấn gốc Á.
Rõ ràng, văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định trong cuộc sống và sự nghiệp của con người. Người Châu Á quá chú trọng vào thể diện trong khi những người Phương Tây lại có thói quen suy nghĩ độc lập và so sánh rộng rãi theo nhiều hướng. Bởi vậy, các sinh viên Châu Á thường bị đánh giả bởi danh tiếng ngôi trường họ học hơn là hiệu quả học tập thật sự.
Thậm chí, việc lựa chọn trở thành ếch nhỏ trong ao lớn của nhiều người Châu Á cũng là vì mục đích riêng hơn là muốn so sánh thực lực thật sự của bản thân so với những người giỏi khác. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy số giáo sư của top 10 trường hàng đầu nhiều gấp 3 lần so với các trường xếp trong khoảng 11-20.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là các trường đại học thích thuê giáo viên tốt nghiệp tại những trường top 10 để chứng tỏ “đẳng cấp” và thu hút sinh viên. Trong khi đó, các sinh viên dù không thực sự nổi trội tại các trường lớn nhưng họ giành được nhiều mối quan hệ và lợi ích hơn so với việc trở thành ếch lớn trong ao nhỏ. Những lợi ích này được biệt hữu dụng khi các sinh viên ra trường tìm việc làm hoặc muốn học tiếp trên con đường học thuật.
Kể từ đây, một hiện tượng trớ trêu diễn ra. Tỷ lệ sinh viên quốc tế tại Mỹ đã tăng 85% trong 10 năm qua và phần lớn đến từ Châu Á. Áp lực học tập tại những trường điểm, những cuộc cạnh tranh vào top các trường lớn, công ty lớn ngày một tăng nhưng tỷ lệ các nhà quản trị cấp cao trong Fortunes 100 có bằng của trường điểm lại giảm xuống từ năm 1980.
Trớ trêu hơn, tỷ lệ những giám đốc tài năng và nhà sáng lập trong bảng xếp hạng này tốt nghiệp trường thường lại đi lên.
Cá biệt, cuộc thăm dò của Gallup từ năm 2014 cho thấy gần 30.000 sinh viên tốt nghiệp ở những trường điểm cảm thấy không hề hạnh phúc với cuộc sống và công việc.
Kể từ đây, các chuyên gia đặt ra câu hỏi, liệu có đáng để chúng ta cố gắng trở thành con ếch nhỏ trong ao lớn hay cứ là ếch lớn trong ao nhỏ cũng có thể đem lại hạnh phúc?
Thời Đại