MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tâm lý học: Dù nhà có lớn đến mấy cũng phải giữ 3 NƠI này sạch sẽ, gọn gàng – Lý do rất đơn giản!

18-10-2023 - 15:02 PM | Lifestyle

Ngôi nhà là nơi con người sinh sống, nó không chỉ đơn thuần là nhà. Nó còn phản ánh thói quen sinh hoạt, tính cách và gu thẩm mỹ của một người.

Nhiều người cho rằng nhà càng lớn càng tốt. Quả thực, khi diện tích ngôi nhà rộng hơn, con người sẽ sống thoải mái hơn. Nhưng đối với đa số với người dân bình thường, trong thời đại giá nhà đất lên cao thì việc có cho mình một căn nhà nhỏ cũng là điều tốt.

Trên thực tế, dù mua nhà lớn đến đâu, bạn cũng phải chú ý giữ 3 nơi này trong nhà sạch sẽ nhất có thể. Đây không phải chuyện mê tín, mà xét trên góc độ tâm lý học.

1. Giữ khu vực bếp nấu sạch sẽ

Nhà bếp là nơi thú vị nhất trong một ngôi nhà, là nơi những món ăn ngon mà các thành viên thưởng thức đều được chế biến ở đây.

Từ góc độ sức khoẻ và vệ sinh, việc giữ nhà bếp sạch rất cần thiết. Bởi vì trong bếp có cả đồ sống và đồ chín, còn có khói do nấu nướng. Chính vì vậy, nếu bếp không được làm sạch kịp thời rất có thể vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây ra những tác hại nhất định cho cơ thể con người.

Tâm lý học: Dù nhà có lớn đến mấy cũng phải giữ 3 NƠI này sạch sẽ, gọn gàng – Lý do rất đơn giản! - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Trong số nhiều tác phẩm điện ảnh truyền hình, căn bếp của người dân Nhật thường gây chú ý hơn cả. Đó thật sự là nơi ngập tràn hương vị cuộc sống. Căn bếp của người Nhật thường có nhiều dụng cụ, nội thất, đồ trang trí nhỏ xinh. Nhưng nó lại không mang đến cảm giác lộn xộn, mà thể hiện chủ nhân rất yêu đời, lạc quan. Họ giỏi nấu nướng và tận hưởng niềm vui khi nấu nướng đem lại.

Sau khi nấu ăn xong, họ sẽ dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp. Những gì chúng ta thấy không phải chỉ là căn bếp mà còn là hình ảnh chủ nhân luôn yêu đời. Một căn bếp sạch không chỉ mang lại sức khoẻ cho con người mà còn khiến tâm trạng trở nên hào hứng, hạnh phúc.

Ban đầu, mọi căn bếp đều hoàn toàn mới trước khi sử dụng. Tuy nhiên khi dùng nhiều, bụi bẩn sẽ tích tụ. Nếu không được dọn dẹp kịp thời, căn bếp sẽ trở nên bẩn thỉu, thậm chí khiến người ta mất hứng thú nấu nướng.

Trong Tâm lý học, có 1 lý thuyết nổi tiếng gọi là "hiệu ứng cửa sổ vỡ". Nghĩa là khi cửa sổ bị vỡ, nếu không được sửa chữa kịp thời có thể khiến các cửa sổ khác bị vỡ theo. Nói cách khác, nếu nhà bếp luôn được giữ sạch sẽ thể hiện chủ nhân là người cẩn thận, có ý thức.

Tâm lý học: Dù nhà có lớn đến mấy cũng phải giữ 3 NƠI này sạch sẽ, gọn gàng – Lý do rất đơn giản! - Ảnh 2.

Căn bếp của người Nhật thường có nhiều dụng cụ nhà bếp, nội thất, đồ trang trí nhỏ xinh. (Ảnh minh hoạ)

2. Giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ

Các nhà Tâm lý học cho rằng, phòng ngủ là không gian riêng tư nhất của con người. Tại đây, mọi người có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà không cần quan tâm đến ánh mắt của ai. Bởi vậy, phòng ngủ thường phản ánh tính cách một người.

Không khó để nhận thấy khi trật tự bên trong của cá nhân ổn định, phòng ngủ của họ sẽ luôn được giữ sạch sẽ, ngăn nắp. Còn khi trật tự bên trong của cá nhân sụp đổ, họ không còn sức lực để tính đến các chi tiết trong cuộc sống. Vì vậy nếu thấy phòng ngủ bừa bãi chứng tỏ cuộc sống của người này đang gặp vấn đề nhất định.

Tâm lý học: Dù nhà có lớn đến mấy cũng phải giữ 3 NƠI này sạch sẽ, gọn gàng – Lý do rất đơn giản! - Ảnh 3.

Không khó để nhận thấy rằng khi trật tự bên trong của một cá nhân ổn định thì phòng ngủ của họ sẽ luôn được giữ sạch sẽ, ngăn nắp. (Ảnh minh hoạ)

Vì vậy, hãy tích cực dọn phòng để luôn duy trì trạng thái thoải mái. Trong podcast của một nhà biên kịch nổi tiếng Bonnie, cô từng đề cập rằng trạng thái thư giãn nhất với bản thân là nghỉ ngơi trong phòng ngủ. Cô sẽ nằm dài trên tấm ga giường được làm từ vải bông và vải lanh màu tím. Sau đó, cô kéo rèm, bật ngọn đèn vàng và kiên nhẫn đọc sách. Mỗi khi bước vào trạng thái này, cô cảm thấy vô cùng thư giãn.

Với những người sống cuộc sống thoải mái, việc dọn dẹp phòng ốc là gia vị của cuộc sống, chứ không phải xiềng xích.

3. Giữ phòng khách sạch sẽ

Phòng khách thường là nơi mọi người tiếp đãi khách. Khi khách đến nhà, nơi đầu tiên họ nhìn thấy thường là phòng khách. Vì vậy, phòng khách chính là bộ mặt của ngôi nhà, đồng thời nó còn phản ánh thói quen sinh hoạt và gu sống của chủ nhân ngôi nhà.

Nếu phòng khách bẩn thỉu, bừa bộn, khách thậm chí còn không tìm được chỗ ngồi. Họ sẽ rất khó chịu nếu trên ghế sofa có nhiều quần áo linh tinh, trên bàn đầy bụi đặc hay cà phê đổ lênh láng. Họ sẽ có trải nghiệm tồi tệ, điều này cũng làm giảm đáng kể ấn tượng về chủ nhân ngôi nhà.

Tâm lý học: Dù nhà có lớn đến mấy cũng phải giữ 3 NƠI này sạch sẽ, gọn gàng – Lý do rất đơn giản! - Ảnh 4.

Phòng khách thường là nơi mọi người tiếp đãi khách. (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, trong mắt một số vị khách đặc biệt hơn về về vấn đề vệ sinh, sự bừa bộn trong phòng khách thường có nghĩa là không tôn trọng họ. Bởi trong suy nghĩ của những người này, việc dọn dẹp nhà cửa trước khi mời khách tới là nghi thức cơ bản nhất.

Ngôi nhà là nơi con người sinh sống, nó không chỉ đơn thuần là nhà. Nó còn phản ánh thói quen sinh hoạt, tính cách và gu thẩm mỹ của một người. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống không chỉ bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình mà còn là biểu hiện của sức khoẻ tinh thần. Nó thể hiện sự ngăn nắp, kỷ luật, tự giác và siêng năng.

Theo PV

Phụ nữ số

Trở lên trên