Tận thấy vẻ tráng lệ xa hoa của ngôi làng giàu nhất ở Trung Quốc
Nhà chọc trời cao hơn tháp Eiffel ở Pháp, tượng trâu vàng 24k trị giá 45 triệu USD, những biệt thự liền kề nằm san sát là khung cảnh ở Hoa Tây, ngôi làng được mệnh danh là giàu nhất Trung Quốc.
- 01-10-2016Loại ớt "nhà giàu" có giá hơn nửa tỷ đồng, chưa ăn cũng thấy sang miệng
- 28-09-2016Thất nghiệp ở tuổi 39, nhờ "làm liều", vị tỷ phú Do Thái này đã trở thành người giàu có thứ 6 trên thế giới
- 15-09-2016Nếu muốn giàu có, hãy mua tiền Triều Tiên ngay bây giờ!
- 14-09-2016Mơ kiếm bộn tiền và giàu sụ nhưng bạn có bao giờ dám nghĩ lớn như Michael Dell?
- 07-09-2016Những sự thật choáng váng về Warren Buffett và sự giàu có
Hoa Tây vốn là ngôi làng thuần nông nằm ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tuy nhiên, diện mạo ngôi làng thay đổi chóng mặt trong vài thập kỷ, biến nơi đây trở thành ngôi làng giàu có nhất Trung Quốc. Là nơi quy tụ của các đại gia, đặc biệt là trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim, Hoa Tây thực sự khiến cả đất nước Trung Quốc ngưỡng mộ và khao khát.
Hoa Tây được Wu Renbao thành lập năm 1961. Xuất phát từ một ngôi làng thuần nông, quan điểm đề cao đồng tiền với hạnh phúc của trưởng làng Renbao đã khiến ông thay đổi cả ngôi làng để mang lại sự trù phú. Khoảng 2.000 dân làng Hoa Tây gốc đều rất giàu có, với khoản tiền tiết kiệm tối thiểu 250.000 USD trong ngân hàng cùng nhà đẹp, xe sang nhập khẩu.
Những người dân gốc của Hoa Tây còn được miễn phí các dịch vụ cơ bản nhất, từ tặng dầu ăn tới tặng biệt thự xa hoa. Chi phí chăm sóc sức khỏe và y tế với người dân trong làng được miễn hoàn toàn. Thậm chí, làng còn mua hai chiếc trực thăng 6 và 8 chỗ để phụ vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập làng năm 2011, người dân Hoa Tây đã khánh thành khách sạn Long Hi cao 328 m, được cấu thành từ 3 khối hình trụ riêng biệt. Các phần của khách sạn được nối với nhau bởi hệ thống hành lang ấn tượng. Công trình này trị giá 470 triệu USD, hoàn thành 2 năm trước khi trưởng làng Wu Renbao qua đời năm 2013.
Điểm nhấn của khách sạn đặc biệt chính là sự xa hoa của nó. Trên đỉnh công trình là một quả cầu khổng lồ được mạ vàng. Nội thất công trình cũng được mạ vàng hoặc cấu thành từ vàng nguyên chất. Nhiều khối đá quý, được đẽo gọt công phu, cũng được trang trí trong khách sạn nhằm khẳng định thêm cho sự xa hoa của công trình.
Điểm nhấn đặc biệt nhất trong Long Hi là bức tượng một con trâu, được đúc bằng vàng 24k trị giá 45 triệu USD. Con trâu là biểu tượng của nông nghiệp, nhấn mạnh người dân Hoa Tây không quên nguồn gốc nhưng con trâu vàng là sự khẳng định cho sự giàu có và trù phú của ngôi làng.
Tuy nhiên, cái giá để đổi lấy sự giàu sang không hề rẻ. Người dân ở Hoa Tây phải làm việc liên tục 7 ngày/tuần. Họ cũng không có kỳ nghỉ phép như những người lao động bình thường khác. Việc ăn chơi là điều xa xỉ với người dân ở Hoa Tây. Trong làng không có đất cho quán bar, sản nhảy, quán café hay thậm chí là quán Karaoke.
Đổi lại, chính quyền xây dựng ngay tại làng bản sao của những danh thắng nổi tiếng trong và ngoài Trung Quốc để phục vụ nhu cầu của người dân trong bối cảnh họ chẳng có thời gian đi du lịch. Bản sao của Tử Cấm Thành ở Hoa Tây.
Bản sao của Khải Hoàn môn. Bản sao của những công trình khác như Vạn lý Trường thành, tháp Effeil, Nhà Trắng, tượng nữ thần tự do… đều có ở Hoa Tây.
Ngoài công nghiệp, Hoa Tây cũng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm cho ra những sản phẩm chất lượng cao, năng suất lớn.
Song hành cùng quá trình phát triển, Hoa Tây cũng là điểm thu hút mạnh mẽ người nhập cư. Tuy nhiên, họ không được hưởng những đặc quyền đặc lợi như người dân gốc của làng dù thu nhập khá cao so với làm việc ở những khu vực khác. Họ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực may mặc và luyện kim, hai ngành sản xuất chính ở Hoa Tây.
Ngoài ra, ngôi làng còn là điểm đến thu hút đông đảo người dân Trung Quốc. Chính sự giàu có, hiện đại và xa hoa ở Hoa Tây thôi thúc du khách tới khám phá và trải nghiệm. Nó cũng mang lại khoản thu nhập không nhỏ cho ngôi làng vốn đã giàu nhất Trung Quốc.