Tầng lớp trung lưu Trung Quốc gấp rưỡi dân số Mỹ, mở ra cơ hội phát triển lịch sử
Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đang bùng nổ với tốc độ mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử, mở ra cơ hội phát triển cho Trung Quốc giống như những gì nước Mỹ đã trải qua hơn nửa thế kỷ trước.
- 11-06-2017Nghịch lý: Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng doanh nghiệp Trung Quốc vẫn loay hoay trên sân chơi quốc tế
- 09-06-2017Trung Quốc dùng thiết bị nhận dạng khuôn mặt, máy bay không người lái coi thi đại học
- 08-06-2017Trung Quốc trở thành nước đầu tư ra ngoài lớn thứ 2 thế giới
- 07-06-2017Cựu Thủ tướng Singapore: “Sẽ có lợi nếu Trung Quốc được mời vào TPP”
- 06-06-2017Wang Jinlin: Từ thiếu sinh quân đến tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc
Năm 1950 là thời điểm đạt đỉnh của sự bùng nổ tầng lớp trung lưu ở Mỹ, tạo ra số lượng người có mức sống trung lưu lớn nhất trong lịch sử tính tới thời điểm đó. Đây cũng là điểm khởi đầu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, bước đà quan trọng đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế số 1 thế giới.
Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc hiện nay có những nét tương đồng với điều kiện ở Mỹ gần 70 năm trước. Cụ thể, năm 2000, chỉ có 4% dân số thành thị Trung Quốc được coi là tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2022, con số đó sẽ là 76%, tương đương 550 triệu người. Khi đó, tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ gấp 1,7 lần toàn bộ dân số nước Mỹ.
Tầng lớp trung lưu đang phát triển đồng nghĩa với chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng lên, dự kiến tăng 55% trong giai đoạn 2015-2020. Và giống những gì nước Mỹ đã trải qua thời kỳ bùng nổ, tầng lớp trung lưu Trung Quốc cũng sẽ góp phần đẩy mạnh một số lĩnh vực trong xã hội.
Cuộc cách mạng với chăm sóc y tế
Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đang cung cấp một số hình thức bảo hiểm y tế cho 1,4 tỷ dân. Tuy nhiên, y tế công cộng được mô tả là một mớ hỗn độn. Nguyên nhân rất đơn giản là vì có quá nhiều bệnh nhân trong khi các bác sĩ công được trả không xứng đáng. Kết quả tất yếu của quá trình này là tiêu chuẩn chăm sóc không tốt với hầu hết bệnh nhân.
Sự thiếu tin tưởng và thất vọng thường xuyên khiến nhiều người sẵn sàng làm nhục hoặc tấn công các nhân viên y tế khi họ cảm thấy người thân của mình bị đối xử không xứng đáng hoặc bị bỏ rơi. Đối với phần lớn người dân Trung Quốc, đi tới bệnh viện công là một cực hình, là cơn ác mộng tồi tệ nhất.
Chính vì thế, tầng lớp trung lưu sẽ yêu cầu được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. McKinsey & Company ước tính rằng, nhờ sự thúc đẩy từ tầng lớp trung lưu, chi tiêu y tế tư nhân ở Trung Quốc sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020 so với mức 350 tỷ USD trong năm 2011. Chính phủ Trung Quốc cũng nhận thức sâu sắc về sự thất vọng của người dân với chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế nên năm 2011, Trung Quốc đã bước đầu cho phép sở hữu tư nhân các bệnh viện.
Kết quả là, năm 2015 đánh đấu mốc quan trọng trong lĩnh vực y tế Trung Quốc, khi số bệnh viện tư chiếm hơn một nửa tổng số bệnh viện trên thị trường. Tuy nhiên, số lượng các dịch vụ do các nhà cung cấp nhỏ, tư nhân chỉ chiếm 15% tổng số dịch vụ cung cấp cho các gia đình Trung Quốc. Chính vì thế, tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn.
Thời kỳ vàng cho giáo dục Trung Quốc
Tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Trung Quốc cũng khiến số tiền dành cho giáo dục tăng lên khi các bậc cha mẹ lo lắng con cái họ sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn cho những công việc tốt trong tương lai. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ sản xuất sang dịch vụ nên định nghĩa về một công việc được trả lương cao có thể thay đổi nhanh chóng.
Chính vì thế, các bậc cha mẹ nỗ lực cho con mình vào các trường học tốt nhất. Họ sẵn sàng chi nhiều tiền học thêm để con mình có thể cạnh tranh được với các đối thủ. Chính vì thế, Deloitte dự đoán ngành giáo dục Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ 12,7% trong 3 năm tới, tạo ra doanh thu gần 440 tỷ USD trong năm 2020. Deloitte gọi đây là “thời đại hoàng kim” của giáo dục Trung Quốc.
Công nghiệp đồ ăn nhanh bùng nổ
Thức ăn nhanh rất tiện lợi, có nhiều lựa chọn và đặc biệt là nhanh chóng. Nó cũng rẻ hơn so với việc ăn ở các nhà hàng truyền thống. Đó là lý do tại sao tầng lớp trung lưu Trung Quốc – ngày càng có ít thời gian giữa những thành phố tấp nập –chi ngày càng nhiều tiền cho loại thực phẩm này.
Theo IBIS Word, trong suốt 5 năm qua, doanh thu của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh tăng trung bình 10%/năm. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới, khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc tăng theo. Quy mô cũng như tiềm năng của ngành công nghệp ăn nhanh ở Trung Quốc sẽ được các nhà đầu tư chú ý.
Cơ hội đầu tư không thể bỏ lỡ
Nếu đầu tư 1.000 USD vào Standard Oil (Exxon) năm 1950, nhà đầu tư sẽ sở hữu khoản tài sản 2,4 triệu USD vào năm 2016. Tương tư, với thuốc lá Philip Morris 1.000 USD năm 1057 sẽ là 5,5 triệu USD, hay 1.000 USD vào McDonalds năm 1965 sẽ là 4,1 triệu USD năm 2016. Những gì đã xảy ra ở Mỹ trong gần 70 năm qua chính là bài học lớn mà các nhà đầu tư cần nắm lấy khi cơ hội lập lại ở Trung Quốc.
Với thị trường Trung Quốc, đầu tư vào giáo dục, y tế hay đồ ăn nhanh có thể khiến kỳ tích lặp lại. Thậm chí, cổ phiếu các công ty hoạt động trong lĩnh vực này có thể tăng gấp đôi vào năm tới. Tuy nhiên, việc lựa chọn để gửi gắm niềm tin vẫn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của các nhà đầu tư.