Tăng thuế môi trường với xăng lên mức trần 4.000 đồng/lít: Bộ Tài chính giải trình thế nào?
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.
- 16-03-2018Việt Nam đang nhập xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia
- 15-03-2018Kiến nghị giảm thuế môi trường xăng E5, hoặc dùng lại xăng A92
- 12-03-2018Lãng phí 400 tỉ đồng/tháng vì sử dụng xăng A95 ?
Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo, giải trình về ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân về dự án Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT).
Trong văn bản bản của mình, Bộ Tài chính cho biết, Dầu mazut (FO) là loại chất đốt gây ô nhiễm môi trường vì chứa hàm lượng lưu huỳnh cao (từ 2.0-3.5 mg/kg), khi đốt cháy sẽ tạo ra khí sunfuaro (SO2), một loại khí rất độc hại cho môi trường.
Theo Bộ Tài chính, việc tăng thuế BVMT sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; góp phần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường.
Vì vậy, để hạn chế việc sử dụng sản phẩm nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo Nghị quyết: Đề nghị điều chỉnh tăng mức thuế BVMT đối với dầu mazut từ 900 đồng/lít lên mức trần trong khung 2.000 đồng/lít.
Để phù hợp với mức thuế BVMT dự kiến điều chỉnh của các sản phẩm dầu, mỡ nhờn khác, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh mức thuế BVMT đối với dầu hỏa từ 300 đồng/lít lên mức trần là 2.000 đồng/lít.
Việc đề xuất điều chỉnh mức thuế đối với từng hàng hóa chịu thuế tại dự thảo Nghị quyết, trong đó có mặt hàng xăng dầu (điều chỉnh tăng 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng/lít đối với xăng) là đảm bảo trong khung mức thuế BVMT và phù hợp với các nguyên tắc quy định mức thuế BVMT.
Với phương án điều chỉnh mức thuế BVMT nêu trên và dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 thì việc điều chỉnh mức thuế BVMT sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7/2018 (so với tháng 6/2018) là khoảng 0,27-0,29% và sẽ tác động đến CPI bình quân năm 2018 là khoảng 0,11-0,15%.
Tuy nhiên, việc tăng thuế BVMT sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; góp phần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường như: Xăng dầu sinh học - xăng E5, E10, dầu diesel B5, B10, túi ni lông thân thiện với môi trường.
Từ đó, việc làm này sẽ giảm phát thải ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về BVMT.
Từ các vấn đề này, Bộ Tài chính tái khẳng định việc kiến nghị nghị điều chỉnh mức thuế BVMT.
Xăng tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần trong khung 4.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng/lít;
Dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần trong khung 2.000 đồng/lít, tăng 1.100 đồng/lít;
Mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/kg lên mức trần trong khung 2.000 đồng/kg, tăng 1.100 đồng/kg;
Nhiên liệu bay, dầu hỏa giữ như hiện hành là 3.000 đồng/lít đối với nhiên liệu bay (mức trần trong khung thuế) và 300 đồng/lít đối với dầu hỏa (mức sàn trong khung thuế).
Trước đó, Bộ Tài chính đã đưa Dự thảo Nghị quyết tăng thuế BVMT, xin ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội, doanh nghiệp, đã đăng trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân (theo Công văn số 2028/BTC-CST ngày 13/02/2018 của Bộ Tài chính).
Theo Bộ Tài chính, tới nay, Bộ nhận được 60 ý kiến tham gia, trong đó 14 ý kiến tham gia của các Bộ, ngành; 42 ý kiến tham gia của các địa phương; 4 ý kiến tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác.
Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết và nội dung của dự thảo Nghị quyết (40/60 ý kiến nhất trí hoàn toàn). Một số ý kiến về câu chữ, kỹ thuật soạn thảo được Bộ Tài chính hoàn chỉnh tại hồ sơ dự án Nghị quyết.
VTC