MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống: DN cần thêm thời gian thích ứng

Chuyên gia và các doanh nghiệp kiến nghị lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế TTĐB đối với ngành đồ uồng, ít nhất từ năm 2025 trở đi, để tạo điều kiện giúp các DN trong ngành phục hồi, ổn định và dần phát triển trở lại.

Phạm vi ảnh hưởng của dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB - sửa đổi) rất lớn tới toàn xã hội và nền kinh tế, do đó nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và DN, trong đó có DN rượu, bia, nước giải khát. Hiện nhiều DN cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho DN ngành rượu, bia, đồ uống trong bối cảnh sản xuất và tiêu thụ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) - ông Nguyễn Duy Hưng - Phó chủ tịch VBA bày tỏ, chính sách ban hành cần kèm theo các giải pháp đồng bộ, phù hợp thực tiễn để thực hiện được tốt, hiệu quả giúp các chính sách pháp luật có thể đi vào cuộc sống. Do đó, VBA kiến nghị xem xét lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế TTĐB ít nhất từ năm 2025 trở đi, để tạo điều kiện giúp các DN trong ngành phục hồi, ổn định và dần phát triển trở lại.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống: DN cần thêm thời gian thích ứng- Ảnh 1.

Nhiều dây chuyền công nghệ của DN chưa đủ chi phí khẩu hao - Ảnh minh họa: KT

Nhận thấy hiện nay, các DN đang chịu tác động tiêu cực kép từ đại dịch Covid-19 cùng những tác động tiêu cực của tình hình thế giới, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, kiêm Trưởng ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, với dự thảo Luật Thuế TTĐB dự kiến sẽ được thông qua tới đây, ngành rượu, bia, đồ uống sẽ chịu tác động lớn khi phải tăng thuế theo lộ trình.

Cùng với những chính sách liên quan đang thực thi, như Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR)… sẽ khiến các DN đã "khó lại chồng khó". Vì vậy, ông Tuấn cho rằng, cần đề xuất giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, cũng như giảm thuế VAT cho các DN ngành rượu, bia.

Các DN nói chung và DN trong lĩnh vực nước giải khát, đồ uống có cồn hiện đang trong giai đoạn rất khó khăn. Do vậy, các chính sách ban hành cần đảm bảo nhất quán với định hướng hỗ trợ phục hồi và phát triển DN. Đây là quan điểm của bà Nguyễn Thị Minh Thảo - Trưởng ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM).

Do đó, bà Thảo kiến nghị, cơ quan soạn thảo nên đánh giá tác động một cách toàn diện, khi đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng thuế TTĐB. Cùng với đó, Chính phủ nên lùi thời hạn hoặc có lộ trình đối với việc áp dụng sắc thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường, để các DN xây dựng chiến lược thích ứng, kế hoạch cải tiến sản phẩm, trong khi có thể khấu hao dây chuyền công nghệ cũ.

Tại cuộc tọa đàm về góp ý xây dựng dự thảo luật thuế diễn ra mới đây, đại diện Tiểu ban Rượu vang và rượu mạnh, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đưa ra nhận xét, trước đây, phương pháp thuế tương đối là phù hợp với Việt Nam vì ưu điểm là tự động điều chỉnh theo lạm phát, giảm thiểu việc điều chỉnh thuế thường xuyên; thuận lợi cho việc thu và quản lý thuế.

Tuy nhiên, thuế tương đối không mang lại hiệu quả mong muốn trong việc giảm tiêu thụ sản phẩm, có thể hướng người tiêu dùng đến việc tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp, bất hợp pháp. Thực tế cho thấy, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của Việt Nam vẫn tăng lên và tới 57% đồ uống có cồn ở Việt Nam là thuộc khu vực phi chính thức.

“Để bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng cần áp dụng thuế tuyệt đối là tốt nhất. Nhưng với điều kiện của Việt Nam chưa nên áp dụng, vì có thể gây khó khăn cho DN nội địa, theo đó cần một bước chuyển, đó là mô hình thuế hỗn hợp và mô hình này khả thi trong điều kiện hiện nay của Việt Nam”, vị này nói.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống: DN cần thêm thời gian thích ứng- Ảnh 2.

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm đồ uống an toàn, đảm bảo sức khỏe - Ảnh minh họa: win-rd

Trong cuộc họp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với doanh nghiệp FDI và Diễn đàn Kinh doanh hàng năm của Việt Nam, Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit cho rằng, việc tuân thủ tinh thần của các nguyên tắc của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam và đảm bảo sự nhất quán trong chính sách thuế rất quan trọng.

“EuroCham đề xuất tạm hoãn việc tăng thuế TTĐB sửa đổi cho đến năm 2027, để có thời gian phát triển một chính sách thuế cân đối, thúc đẩy tăng trưởng và duy trì sự công bằng”, Chủ tịch EuroCham - Gabor Fluit khuyến nghị.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, Phí và lệ phí (Bộ Tài chính):

Mục tiêu cụ thể của việc sửa đổi Luật thuế TTĐB là nhằm sửa đổi bất cập trong quy định hiện hành, để bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện Luật.

Trong đó, nghiên cứu bổ sung áp dụng thuế tuyệt đối, áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc láng; nghiên cứu tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng có hại cho sức khoẻ (thuốc lá, rượu, bia) để hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng. Nghiên cứu điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng thân thiện với môi trường và khắc phục bất cập phát sinh trong thực tế...

Theo Nguyễn Quỳnh

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên