Tết đến, cha mẹ nhớ dạy con 5 điều kiêng kị để năm mới vui vẻ, hạnh phúc, tránh những rắc rối không đáng có
Cha mẹ dạy con nhớ kỹ những điều này để cả gia đình có một cái Tết thật vui.
- 15-01-20235 điều cha mẹ nhất định phải dạy con mỗi dịp Tết đến Xuân về
- 13-01-2023Giáp Tết, bố mẹ nhất định phải dạy con làm ĐIỀU NÀY: Trẻ vừa tự lập, có tinh thần trách nhiệm, vừa học đủ thứ hay ho
- 12-01-2023Dạy con quản lý tài chính thông minh: nên bắt đầu khi con bao nhiêu tuổi?
Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp thực hiện hàng loạt hoạt động tâm linh ý nghĩa, mà còn là thời điểm để mọi người trong gia đình quây quần, sum họp.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian này để dạy con các bài học ý nghĩa về văn hóa dân tộc, cách đối nhân xử thế, phép tắc lễ nghĩa. Đặc biệt, có những điều cấm kỵ mà cha mẹ cần chú ý dạy con kỹ, để tránh năm mới mất vui. Cụ thể như sau:
1. Dạy trẻ tuyệt đối không mở phong bao lì xì trước mặt khách
Trẻ nhỏ vì tò mò nên nhiều khi vô tư mở phong bao lì xì trước mặt khách. Không chỉ vậy nhiều trẻ còn ngơ ngác hỏi: "Sao chú/bác mừng ít thế?". Hành động xấu này chắc chắn sẽ làm cho khách cảm thấy khó chịu.
Tết là khoảng thời gian yêu thích của trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ có thể dặn con về ý nghĩa tốt đẹp của phong tục lì xì, đó là những đồng tiền này dùng để xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ. Vì thế, con tuyệt đối không được xé bao lì xì ra. Con có thể gửi mẹ cầm giúp hoặc cha mẹ chuẩn bị cho con một chiếc túi nhỏ để đựng phong bao lì xì. Khi trở về nhà, con cần cho tất cả những phong bao đó vào trong một chiếc túi và đặt dưới gối ngủ của con.
Quan trọng nhất, cha mẹ cần nhắc nhở con lì xì là phong tục tốt đẹp. Thứ quan trọng nhất là tấm lòng của người lớn, không phải số tiền ít/nhiều bên trong.
2. Dạy trẻ tuyệt đối không đòi bao lì xì
Ngoài việc dạy trẻ không mở bao lì xì trước mặt khách thì cha mẹ còn cần dạy trẻ tuyệt đối không mè nheo, đòi bao lì xì. Thực tế, có nhiều đứa trẻ khi thấy người lớn chưa mừng tuổi mình liền chạy ra phụng phịu hỏi "Tiền lì xì của cháu đâu ạ?", hay "Cô/chú không lì xì cháu ạ?". Sự ngây thơ của trẻ có thể khiến cả khách, cả chủ nhà đều ngại ngùng, xấu hổ.
3. Dạy trẻ không bỗ bã khi ăn uống, không bới đĩa thức ăn
Tết cũng là dịp họ hàng, người thân quây quần bên mâm cỗ, thưởng thức các món ăn ngon. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ những phép tắc lịch sự trên bàn ăn, như việc phải mời người lớn ăn trước, không được tùy tiện đụng đũa, không bới tung đĩa thức ăn để chọn miếng ngon,...
Một đứa trẻ không bỗ bã khi ăn uống, biết kính trên nhường dưới, khi ăn biết trước biết sau chắc chắn sẽ nhận được sự yêu mến của mọi người.
4. Dạy trẻ chú ý ngôn từ, không nói cộc lốc, khó nghe
Khi đưa trẻ đi chúc Tết, cha mẹ cần chú ý dạy trẻ xưng hô lễ phép, lịch sự, không được cau có, nói chuyện cộc lốc, khó nghe. Không chỉ trong dịp Tết mà lúc nào cũng vậy, trẻ cần được dạy cách cư xử ngoan ngoãn, lễ phép, biết kính trên nhường dưới. Điều này sẽ rất tốt cho quá trình trưởng thành của trẻ.
Để trẻ biết phép tắc cư xử, cha mẹ cần kiên nhẫn dạy dỗ và làm gương mọi lúc mọi nơi. Một đứa trẻ tích cực chào hỏi người lớn, đi thưa về hỏi thì ai ai cũng yêu quý.
Cha mẹ cần dạy con các phép tắc cư xử. (Ảnh minh họa)
5. Dạy trẻ không tranh cãi, bất hòa
Từ xưa, người Việt Nam kiêng kị việc cãi nhau vào những ngày đầu năm vì cho rằng sẽ khiến các mối quan hệ trong cả năm bất hòa, "cơm không lành canh không ngọt". Vì vậy, mọi người thường cố giữ hòa khí, kiêng tranh cãi, gắt gỏng.
Cha mẹ cũng cần dạy con điều này, cụ thể là không khóc lóc, mè nheo ầm ĩ, hay tranh cãi vô cớ. Về phía cha mẹ cũng cần làm gương, không được quát mắng con.
Thể thao văn hóa