Thạc sĩ bỏ phí chục năm đèn sách đi bán chân gà, về quê nghèo dạy học, bị chỉ trích: Vậy học cao cuối cùng để làm gì?
Rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện của thạc sĩ Yu, song cũng có người bênh vực rằng miễn đó là công việc lương thiện thì không có gì sai trái cả.
- 26-03-2022Bất ngờ trước môn thể thao xa xỉ không phải đại gia nào cũng dám chơi: Golf tốn cả trăm triệu đồng là bình thường, riêng môn này "chi phí đầu vào" ngốn hàng chục tỷ đồng
- 26-03-2022Bà lão từng bị kết án tử hình ở tuổi 53, chồng bỏ rơi, con gái tự tử, 70 tuổi ra tù làm dọn nhà vệ sinh và CÁI KẾT trở thành doanh nhân giàu có ngoài sức tưởng tượng
- 26-03-2022Chuyện nữ bá tước khét tiếng nhất nước Anh: Nữ hoàng phải nhịn đau đẻ để đi "hóng tin", cuộc đời chìm nổi hơn cả phim
Yu Hongtao (34 tuổi) tốt nghiệp cử nhân, sau đó lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Sư phạm Hoa Trung - một trong những ngôi trường danh giá tại Trung Quốc.
Sau 2 lần khởi nghiệp thất bại, tháng 10/2020, Yu mở một quầy hàng nhỏ bán chân gà nướng mưu sinh tại chợ Urumqi. Khách hàng và những người buôn tại chợ vẫn gọi vui anh là "chủ quầy hàng có học thức cao nhất".
"Trước đây tôi nghĩ, đi học gần 30 năm mà chẳng đạt được thành tựu gì, thật đáng xấu hổ. Nhưng giờ lại thấy, chỉ cần bản thân có việc làm và cố gắng làm tốt công việc đó, thì chẳng có vấn đề gì cả", Yu nói.
Thấy mọi người xung quanh đều cho rằng mình có nền tảng học vấn tốt và xứng đáng với một vị trí cao hơn, Yu chia sẻ anh mở quầy chân gà nướng vì áp lực cuộc sống và nhu cầu thực tế của gia đình. Lượng khách hàng đông giúp người đàn ông này cải thiện thu nhập đáng kể. Cuộc sống thoải mái khiến Yu khá hài lòng khi kiếm được số tiền tạm gọi là "ổn" so với đa số những công việc văn phòng khác.
Thạc sĩ Yu mở một quầy hàng nhỏ bán chân gà nướng mưu sinh tại chợ Urumqi.
Câu chuyện của Yu sau đó đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trên khắp các trang mạng xã hội. Bên cạnh một số bình luận phê phán thẳng thừng, nhiều người tỏ ra tiếc nuối với tấm bằng đại học của Yu nên nói giảm nói tránh: "Công việc của anh ấy đáng trân trọng nhưng không nên được khuyến khích". Rất nhiều câu hỏi cũng đã được đặt ra, rằng mục đích cuối cùng của việc học cao là gì, để rồi lại trở thành người bán chân gà nướng ở chợ.
Tuy nhiên, số đông ý kiến lại cho rằng trình độ cao hay thấp không quyết định nghề nghiệp của bất kỳ ai. Miễn đó là công việc lương thiện thì không có gì sai trái cả.
Yu Hongtao không phải người duy nhất bỏ phí bao năm đèn sách để lựa chọn lối đi riêng thay vì cố thi lên công chức hay làm cho công ty lớn. Câu chuyện của Liu Xiuxiang là một ví dụ.
Từ chối mọi lời mời hợp tác của tất cả các tập đoàn lớn, Liu không màng mức lương hậu hĩnh, quyết định về làm thầy giáo dạy học ở quê nghèo huyện Vọng Mô, thành phố Quý Châu.
Thầy giáo Liu
Mỗi lần lĩnh lương, ngoài dành ra một khoản sinh hoạt phí và tiền chữa bệnh cho mẹ, anh còn tích góp, dùng số tiền còn lại gom “quỹ” học bổng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Sau 9 năm đi làm, Liu vẫn chấp nhận ở ký túc xá dành cho giáo viên. Cuộc sống thiếu thốn khá chật vật song không vì thế mà người đàn ông này nản lòng. Khi được hỏi vì sao lại tự làm khổ mình như vậy, Liu đáp lại: "Mục đích học lên cao của tôi không phải để giúp mình thoát nghèo mà là để quê tôi thoát nghèo".
Với nỗ lực của anh, 1.900 học sinh tại huyện nghèo Vọng Mô được tiếp tục tới trường, 50 học sinh bỏ học quay trở lại lớp, còn tỷ lệ đỗ đại học cũng tăng từ 12% lên 63%. Năm 2018, Liu được bầu chọn là giáo viên ưu tú Trung Quốc. Người thầy mang chí lớn này được rất nhiều người ngưỡng mộ bởi nhân cách và lòng nhân hậu hiếm có.
Theo: Sohu
Doanh nghiệp và Tiếp thị