Tháng 10 đã lấy đi 2 nghìn tỷ USD của thị trường chứng khoán Mỹ như thế nào?
Tháng 10 là chuỗi ngày quá nhiều biến động đối với chứng khoán Mỹ, dù hồi phục vào phiên giao dịch hôm thứ Tư thì đây vẫn là một trong những tháng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
- 01-11-2018Dù tăng điểm nhưng chứng khoán Hồng Kông vẫn ghi nhận chuỗi giảm dài nhất trong vòng 36 năm
- 31-10-2018Amazon mất 18 năm để có thể đạt giá trị vốn hóa 250 tỷ USD, nhưng chỉ mất có 8 tuần để đánh mất toàn bộ con số đó
- 31-10-2018Chứng khoán Mỹ đã có dấu hiệu khả quan hơn, Dow Jones tăng hơn 400 điểm
Chỉ số S&P 500 đã mất 1,91 nghìn tỷ USD trong tháng 10, theo nhà phân tích Howard Silverbatt của hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones. Đà sụt giảm đã "lan ra" các ngành công nghiệp. Tháng 10 là tháng tồi tệ nhất đối với S&P 500 kể từ tháng 9 năm 2011.
Silverbatt trả lời CNBC: "Biến động của tháng 10 quả là "huyền thoại" và chúng tôi không chỉ nói về cuộc khủng hoảng năm 2008. Tháng 10 là chứng kiến sự sụt giảm mạnh hơn tất cả những gì đã xảy ra trước đây."
Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu tháng với một lưu ý đầy cứng rắn của chủ tịch Fed Jerome Powell, ông cho biết ngân hàng trung ương này đang ở "một con đường dài" cho đến khi đưa ra quyết định về lãi suất danh nghĩa. Powell nói rằng Fed không cần những chính sách để kéo nền kinh tế ra khỏi cuộc khủng hoảng gần trước đây. Ông tuyên bố rằng "chúng ta không cần" "mức lãi suất điều chỉnh cực kỳ thấp". Theo những dự báo gần đây nhất, Fed tới đây có thể sẽ nâng mức lãi suất lên 3,4%.
Cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn - được gọi là FANG: Facebook, Amazon, Netflix và Google, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Kết thúc tháng 10, cổ phiếu của Amazon giảm 20,2%, còn Netflix giảm 19,3%. Các nhà đầu tư đã "tháo chạy" khỏi hai công ty này sau khi bản báo cáo lợi nhuận được công bố. Ngoài ra, cổ phiếu của Facebook giảm 7,7% và Alphabet giảm 9,7%.
Chỉ số S&P 500 giảm 6,9% trong tháng 10, mức giảm lớn nhất trong vòng 1 tháng kể từ tháng 9 ănm 2011. S&P 500 đã tụt dốc khỏi 2 mốc hỗ trợ đáng lưu ý trong ngày 26/10. Chỉ số này đã giảm xuống thấp hơn mức trung bình trong 200 ngày và giảm hơn 10% so với mức đỉnh vào ngày 21/9, vùng điều chỉnh được xác định trên phố Wall. Mức biến động trung bình trong 200 ngày là một trong những chỉ số kỹ thuật phổ biến nhất được các nhà đầu tư sử dụng. Tháng 10 là tháng thứ 4 trong năm nay chỉ số S&P 500 chạm đáy ở mức đó.
Ngoài ra, chỉ số công nghiệp Dow Jones có 13 ngày trong tháng 10 kết thúc phiên với tình trạng tồi tệ. Cả Dow Jones và S&P 500 đều ghi nhận mức tăng trong 2 ngày liên tiếp.
Diễn biến của Dow Jones trong tháng 10 đầy biến động
Mùa báo cáo lợi nhuận của quý II cũng trở thành yếu tố tồi tệ nhất ảnh hưởng đến thị trường kể từ năm 2011, theo Bespoke Investment Group. Khoảng 3/4 cổ phiếu đã giảm trong một ngày do báo cáo thu nhập của các công ty. Thị trường chứng khoán đối mặt với tình trạng này dù quý III này khả quan hơn nhiều so với mùa báo cáo lợi nhuận của năm ngoái, với gần 8 trên 10 công ty có báo cáo cao hơn dự kiến.
Các thành viên thuộc chỉ số Dow Jones như Caterpillar, 3M và DowDuPont chịu áp lực nặng nề từ các bản báo cáo lợi nhuận. Lãnh đạo của các công ty nói chi phí gia tăng do các rủi ro trên toàn cầu như lãi suất tăng, đồng USD mạnh và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Chỉ số đồng USD tăng 2% trong tháng 10.
Các chất bán dẫn là một trong những lĩnh vực chứng kiến sự lao dốc tồi tệ nhất trong tháng 10. Quỹ ETF ngành bán dẫn được quản lỹ bởi VanEck Vectors giảm 12,2%. Cổ phiếu của Nvidia, Advanced Micro Devices, Micron and Applied Materials đều giảm ở mức 2 con số trong tháng 10 sau khi công bố báo cáo lợi nhuận. Những gã khổng lồ của ngành sản xuất chip này cũng đang ở trong "thị trường con gấu", khi giảm đến 20% từ mức đỉnh.