Thất nghiệp chưa phải điều tồi tệ nhất mùa dịch này, cách nó hủy hoại cơ thể và tinh thần còn đáng sợ hơn: Nhẹ thì mất ngủ, nặng là trầm cảm
Mất việc không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn để lại những tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần mà nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn tới hậu quả lâu dài.
- 27-04-20203 cảnh giới cao nhất mà đời người theo đuổi: tinh thần tự do, tiền bạc tự do, thời gian tự do
- 27-04-2020Lối suy nghĩ sai lầm khiến tất cả chúng ta "đâm đầu vào ngõ cụt", phiền thay người trẻ lại rất hay mắc phải
- 27-04-202099 tuổi vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn để khám bệnh, hát karaoke: Bác sĩ Trung Quốc tiết lộ bí quyết đến từ "2 món KHÔNG ăn, 4 việc MIỄN PHÍ cần làm"
Mất việc là một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất trong sự nghiệp của bạn, đặc biệt là khi nó đến một cách đột ngột. Mất việc trong lúc Covid-19 đang bùng phát lại càng khiến tình trạng stress thêm nghiêm trọng. Khi ấy, bạn không chỉ mất đi một nguồn thu nhập ổn định mà còn đánh mất cả mục đích, thói quen và những người bạn đồng nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn.
Những tín hiệu cảnh báo cơ thể đang bị ảnh hưởng từ chuyện thất nghiệp
1. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Một trong những dấu hiệu đầu tiên là sự thay đổi của giấc ngủ.
Theo Kristin Bianchi - bác sĩ tâm lý tại Trung tâm Thay đổi Hành vi và Rối loạn lo âu (Mỹ), bạn có thể sẽ bị khó ngủ, không cảm thấy buồn ngủ, hoặc dậy sớm hơn dự định.
1-2 đêm mất ngủ là chuyện bình thường, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, nó thực sự rất đáng lo ngại. “Họ sẽ trở nên lo lắng nếu cứ mất ngủ triền miên”, cô cho biết.
Kể cả khi thất nghiệp, áp lực trong công việc cũ vẫn có thể đeo bám bạn dai dẳng. Patricia Haynes - phó giáo sư Khoa Khoa học Thúc đẩy Sức khỏe của ĐH Arizona - đã tiến hành một nghiên cứu về tác động lâu dài của các yếu tố gây stress nơi công sở lên sức khỏe con người sau khi bị sa thải. Bà và các đồng nghiệp phát hiện rằng những người cảm thấy bất an hay chịu áp lực từ việc đấu đá nơi công sở thường bị mất ngủ sau khi mất việc.
“Càng nhiều rào cản, ví dụ như rào cản chính trị, rào cản trong việc thăng chức, những thứ khiến cho mọi người không thể làm tốt công việc của họ - tất cả những yếu tố gây stress đó đều liên quan tới tình trạng mất ngủ sau khi người lao động mất việc”, bà nói.
2. Sức khỏe tinh thần sụt giảm
Theo khảo sát của Gallup trên 356.000 người Mỹ, càng thất nghiệp lâu, bạn càng dễ bị trầm cảm. Cứ 5 lao động lại có 1 người thất nghiệp trong vòng 1 năm cho biết mình đang điều trị trầm cảm.
Bianchi cho biết, hai dấu hiệu trầm cảm rõ nhất ở những người lao động bị mất việc là khi họ không còn hứng thú với những hoạt động mình từng thích trước kia và khi họ cảm thấy tâm trạng xuống dốc trong 2 tuần liên tiếp. “Nó hơi giống với sự buồn bã, chán nản. Đôi khi, nó lại thể hiện dưới hình thức giận dữ hoặc khó chịu”, Bianchi miêu tả.
3. Thay đổi tính cách, ít dễ chịu hơn
Một nghiên cứu năm 2015 của Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng cho thấy, tình trạng thất nghiệp có thể dẫn đến những thay đổi cơ bản trong tính cách.
Tổng cộng có 6.769 người Đức đã tham gia nghiên cứu và hoàn thành bài kiểm tra tính cách trong vòng 4 năm. Kết quả là, tính cách của những người mất việc có sự thay đổi đáng kể, nhất là ở mức độ dễ chịu, so với những người vẫn giữ được việc. Ngoài ra, nam giới được cho là dễ chịu hơn trong vòng 2 năm đầu thất nghiệp, nhưng sau đó sẽ bớt thân thiện dần.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi này là do cách nhìn của bạn thay đổi sau khi thất nghiệp dài hạn. “Khi mới thất nghiệp, họ vẫn có động lực để xử sự bình thường nhằm tìm kiếm một công việc mới hoặc để khiến cho những người xung quanh yên tâm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài vài năm, những động lực này sẽ mất dần”, tác giả của nghiên cứu cho biết.
4. Cơ thể nhức mỏi, đau nửa đầu, đau bụng
Khi cơ thể bị stress, cơ bắp của bạn sẽ cứng lại để bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ tiềm tàng. Đó là một phần phản ứng tự vệ của cơ thể. Thế nhưng, tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới các căn bệnh mãn tính như đau nửa đầu. Ngoài ra, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng tìm thấy mối liên hệ giữa stress vì mất việc với các cơn đau ở lưng và chi trên.
Vì não bộ thường xuyên gửi tín hiệu xuống dạ dày, stress vì thất nghiệp cũng có thể gây khó chịu ở vùng bụng. “Đối với rối loạn lo âu, các triệu chứng của bệnh dạ dày xuất hiện là điều không có gì lạ. Rất nhiều người cho biết họ bị đau bụng”, Bianchi nói. “Khi lo lắng, chúng ta thường bị đau đầu và đau cơ”.
5. Khẩu vị thay đổi đáng kể
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, stress có thể làm tăng hoặc giảm khẩu vị. Những thay đổi này “có thể kèm theo tăng cân hoặc sụt cân”, Bianchi cho biết.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ thất nghiệp
1. Hình thành thói quen
Theo bác sĩ tâm lý học Lisa Orbé-Austin, người lao động sau khi mất việc nên thiết lập một chuỗi thói quen mới để bản thân không quá nhàn rỗi và có động lực sống mỗi ngày. Bạn có thể tập thể dục, hẹn bạn ăn trưa, nghỉ ngơi sau hàng giờ ngồi tìm việc.
“Khi cảm thấy bất lực - kiểu ‘Tôi không có lương, tôi đang thất nghiệp’, bạn nên hình thành một thói quen nào đó để bản thân có việc mà làm”, cô khuyên.
Theo Haynes, dậy sớm mỗi sáng vào cùng một giờ, ăn uống đầy đủ và chăm chỉ hoạt động sẽ giúp ích nhiều cho những lao động bị mất việc.
2. Cố gắng tham gia một hoạt động nào đó
Khi thất nghiệp, bạn rất dễ cảm thấy vô dụng. Bạn sẽ nghĩ: Mình bỏ ra bao nhiêu công sức như thế mà chẳng có gì thay đổi. Theo Bianchi, cách duy nhất để loại bỏ cảm giác này là cố gắng thực hiện những hoạt động đem lại niềm vui và sự hiệu quả.
“Điều này không chỉ cải thiện tâm trạng mà còn giúp bạn cảm thấy có ích, đủ động lực để sống tiếp, kể cả khi đang thất nghiệp”, cô nói. “Nó sẽ giúp bạn kiên cường hơn.”
3. Cẩn thận tâm lý bi quan quá mức
Theo Bianchi, khi mọi người suy sụp và mất tinh thần, họ thường bỏ qua những điều tích cực. “Họ quá tập trung vào những điều tiêu cực và thất vọng mà mình trải qua”, cô cho biết.
Một trong những cách hữu hiệu để xua tan những ý nghĩ tai hại này là ghi chép lại những việc mình đã làm được và cảm thấy tự hào. “Đó có thể là những hành động do bạn tự chọn, hoặc bạn có thêm vào các phản hồi tích cực”, Bianchi giải thích. Những lời khen ngợi hay việc có ai đó gọi đến để hỏi thăm bạn cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã thiết lập được một mối quan hệ tích cực.
Bianchi giải thích, bằng cách nhắc nhở bản thân về các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, bạn sẽ “tăng cường sự tự tin trong lúc phải đối mặt với những mất mát từ chuyện thất nghiệp”.
(Theo HuffPost)
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19