Thay đổi cách hạch toán, lợi nhuận 2016 của SCIC giảm hơn 10.000 tỷ so với con số công bố đầu năm
Thay vì lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ như đã công bố, lợi nhuận của SCIC chỉ đạt gần 8.000 tỷ theo báo cáo tài chính đã kiểm toán.
- 09-06-2017SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?
- 10-01-2017Ghi nhận lợi nhuận bán vốn Vinamilk, Tổng SCIC báo lãi năm 2016 hơn 15.800 tỷ đồng, gấp đôi 2015
- 28-11-2016SCIC chào bán VNM với giá khởi điểm 144.000 đồng/cp
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC vừa công bố báo cáo tài chính năm 2016 đã được kiểm toán bởi công ty Deloitte. Điểm đáng chú ý nhất là lợi nhuận của SCIC chưa bằng 1/2 so với số liệu mà doanh nghiệp này đã công bố sơ bộ hồi đầu năm.
Theo báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2016 của SCIC được công bố vào tháng 1/2017, Tổng công ty này đạt 18.629 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 15.826 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này có được một phần lớn là nhờ SCIC đã thực hiện bán cổ phần 5,4% cổ phần tại Vinamilk, thu về 11.286 tỷ đồng, gấp 28 lần so với giá vốn.
Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán, công ty mẹ SCIC chỉ đạt 7.944 tỷ LNTT và 7.280 tỷ đồng LNST. Kết quả tương ứng theo báo cáo hợp nhất lần lượt là 8.098 tỷ và 7.426 tỷ đồng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do đã có sự thay đổi trong việc hạch toán lợi nhuận từ thoái vốn tại một số khoản đầu tư. Kết quả này dẫn đến lợi nhuận 2016 của SCIC thấp hơn cả năm 2015.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của SCIC đạt 66.000 tỷ đồng, giảm hơn 7.300 tỷ so với đầu năm. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tăng từ 34.800 tỷ lên hơn 38.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến tổng tài sản/nguồn vốn giảm mạnh là do số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển Doanh nghiệp - là một khoản phải trả nhà nước do SCIC quản lý - giảm hơn 10.500 tỷ xuống 27.300 tỷ đồng.
Chiếm phần lớn tổng tài sản của SCIC là đầu tư tài chính ngắn hạn (35.800 tỷ) và đầu tư tài chính dài hạn (27.300 tỷ đồng).
Trí Thức Trẻ