Thấy gì từ sự chuyển hướng từ bất động sản sang kinh doanh đa ngành tiến tới dịch vụ công nghệ cao của Vingroup?
Phát biểu tại buổi tọa đàm “Làm gì để có thương hiệu mạnh” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng nay (7/9), GS.TSKH Nguyễn Mại phát biểu: “Bộ phận quan trọng nhất tác động đến sự giàu mạnh của một đất nước chính là các tập đoàn kinh tế lớn”.
- 06-09-2019Chuyên gia Economist: Sẽ rất khó khăn, quá tốn kém và thậm chí còn không hiệu quả khi di chuyển hoàn toàn các hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc
- 05-09-2019Nikkei Asian Review: Campuchia muốn cung cấp 5G trước Việt Nam
- 05-09-2019Nhìn từ WeChat - thấy gì về cuộc đua siêu ứng dụng ở Việt Nam?
"Theo tôi, để có được nền kinh tế tư nhân mạnh, trước hết phải làm cho các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa lớn hơn bây giờ gấp nhiều lần. Hai lần cũng tốt, năm lần, mười lần lại càng tốt" – GS.TSKH Nguyễn Mại đánh giá. "Điều đó phụ thuộc hoàn toàn, nếu không muốn nói là ít nhất đến 80% vào thể chế, chính sách của nhà nước. Nếu không có thể chế thì các doanh nghiệp siêu nhỏ không bao giờ có đủ vốn để nâng cấp công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu và thị trường".
Bên cạnh đó, ông Mại cho rằng, bộ phận quan trọng nhất tác động đến sự giàu mạnh của một đất nước chính là các tập đoàn kinh tế lớn.
Theo điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có khoảng 12.000 doanh nghiệp lớn. Trong đó có một vài tập đoàn kinh tế lớn. Ông Mại chia sẻ: "Tôi cho rằng, câu chuyện hiện nay của các tập đoàn kinh tế lớn: Vingroup, Sungroup, FPT… là họ chuyển hướng rất nhanh. Vingroup, ban đầu kinh doanh chủ yếu là bất động sản đã chuyển dần sang kinh doanh đa ngành và mới đây là công nghệ dịch vụ hiện đại.
Sự chuyển hưởng ấy đánh dấu hai điều: chúng ta có tập đoàn mạnh, dám đầu tư vào lĩnh vực mới, cần nhiều vốn và công nghệ để chuyển hướng nền kinh tế của chúng ta từ hướng tăng trưởng cũ sang hướng tăng trưởng mới. Thứ hai, chúng ta đã có tập đoàn kinh tế mới không chỉ lớn ở Việt Nam mà còn là thương hiệu mạnh trong khu vực và dần dần ra thế giới".
Làm thế nào để những tập đoàn này lớn mạnh hơn nữa?
"Tôi cho rằng cái chúng ta cần hiện nay là làm sao để các tập đoàn kinh tế lớn lên. Khi có ý kiến với Văn kiện đại hội, tôi có riêng một phần về chiến lược hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh như một nguồn đầu tư chủ lực trong Cách mạng 4.0" - Giáo sư Nguyễn Mại tiết lộ.
Ông Mại nhận định, chúng ta đã có luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù chưa tác động được bao nhiêu, nhưng đang thiếu luật hỗ trợ các tập đoàn kinh tế lớn: "Tôi cho rằng rất cần, khi chúng ta sửa luật về doanh nghiệp và luật đầu tư, ít nhất chưa có luật thì cần có chương về tập đoàn kinh tế lớn. Tập đoàn kinh tế lớn bắt đầu từ cấu trúc của tập đoàn, quản trị của tập đoàn, xây dựng thương hiệu và cộng tác giữa các tập đoàn trong từng lĩnh vực.
Tôi cho rằng đây là vấn đề phụ thuộc hoàn toàn vào thể chế của nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, để xây dựng chính phủ kiến tạo, chính phủ điện tử, cần quan tâm đến hai việc: giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô lớn hơn và xây dựng các tập đoàn mạnh tầm cỡ khu vực và từng bước nhằm trong nhóm phát triển hơn. Đây là việc đại sự của đất nước.
Nếu chúng ta muốn trong giai đoạn 2021 - 2030 tiến lên nước có thu nhập trung bình cao, thu nhập cao, rõ ràng phát triển doanh nghiệp tư nhân, và doanh nghiệp FDI là hai nhân tố quan trọng để hướng tới mục tiêu đó".