Thầy giáo 31 tuổi bị ung thư gan do ăn loại thực phẩm nhiều người vẫn ăn mỗi sáng
Vì thường xuyên ăn loại thực phẩm này mà bệnh xơ gan của thầy giáo dần phát triển thành ung thư gan.
- 30-09-2022Bữa tối 4 ''không'' giúp tránh mọi bệnh tật
- 30-09-2022Loại rau ví như 'thuốc trường sinh' nhưng có thể khiến suy thận nếu ăn không đúng cách
- 29-09-2022Cứ 8 cặp đôi Mỹ có 1 trường hợp đối mặt với vô sinh, chuyên gia nhắc nam giới chú ý điểm này
Anh Lý Cường (31 tuổi) hiện đang là giáo viên dạy Toán ở một trường trung học cơ sở ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Là một người tâm huyết với nghề, anh thường thức khuya để chuẩn bị giáo án, khi đói sẽ ăn mì gói hoặc bánh bao hấp và dưa chua. Vì thói quen này mà 3 năm trước, anh Cường được chẩn đoán bị xơ gan.
Các đồng nghiệp khuyên anh nên thay đổi chế độ sinh hoạt, nếu thường xuyên thức đêm như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là rất hại gan. Từ đó, anh Cường đi ngủ sớm hơn và hạn chế ăn những loại đồ ăn trên.
Tuy nhiên, cách đây không lâu, anh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Anh cho rằng bụng yếu nên không quan tâm lắm. Một tuần sau đó, tình trạng của anh Cường dần trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới sự thúc giục của gia đình, anh đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, anh Cường bàng hoàng khi biết bệnh xơ gan của mình đã phát triển thành ung thư gan và tế bào ung thư trong cơ thể đã di căn. Anh bối rối hỏi bác sĩ tại sao mình vẫn mắc căn bệnh quái ác này trong khi đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt trong suốt 3 năm nay.
Qua trao đổi, cuối cùng bác sĩ cũng đã tìm ra vấn đề có thể góp phần khiến bệnh tình của anh Cường trở nên trầm trọng hơn. Để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng, anh Cường thường chuẩn bị bữa sáng vào tối hôm trước và cho vào tủ lạnh. Như vậy, sáng hôm sau anh chỉ cần hâm nóng đồ ăn và mang đi.
Trên thực tế, bữa ăn qua đêm dễ sinh ra các chất độc hại cho cơ thể con người. Việc để thức ăn trong tủ lạnh lâu ngày sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn và nitrit có hại cho sức khỏe. Lá gan của anh Cường vốn không được khỏe mạnh và đang mang bệnh, nitrit có thể gây hại trực tiếp cho gan, không chỉ làm tăng khối lượng công việc của gan mà còn dẫn đến suy giảm chức năng gan và gây ung thư gan.
Bác sĩ cho biết thêm, khi bị ung thư gan, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây cần ghi nhớ kỹ:
- Tăng mụn trứng cá trên khuôn mặt, làn da xỉn màu;
- Kém ăn, tiêu chảy thường xuyên và sụt cân đáng kể;
- Thường xuyên mất ngủ, dễ thức giấc giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém;
- Da mặt tiết nhiều dầu, tóc dễ rụng;
- Xuất hiện các nốt đỏ, mảng, ngứa da ở lòng bàn tay;
- Khô miệng, hôi miệng, thường xuyên đi tiểu vàng;
- Đánh rắm thường xuyên và có mùi khó chịu;
- Tay chân mềm nhũn, cơ thể suy nhược, sau khi nghỉ ngơi vẫn thấy mệt mỏi.
Nâng cao sức khỏe phòng tránh ung thư gan
Để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe lá gan nói riêng, mọi người cần phải lưu ý những điều sau để giảm thiểu những rủi ro cho sức khỏe:
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không đủ cũng liên quan đến ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư vú. Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Nếu cảm thấy quá nhàm chán với những môn tập quen thuộc, bạn có thể tập thêm một số hình thức vận động khác.
2. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Ngủ đủ giấc và đều đặn có thể giữ cho hệ miễn dịch ổn định, nhất là đối với bệnh nhân viêm gan virus mãn tính. Ngủ không đủ giấc là yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh tái phát hoặc chuyển biến trầm trọng hơn. Chế độ ăn nên nhạt và ít dầu mỡ, chú ý ăn phối hợp giữa thịt và rau, tránh để đói hoặc quá no, ăn ít đồ ngọt, ít thực phẩm chiên xào, tránh xa thuốc lá, rượu bia.
Đặc biệt, không nên ăn các thực phẩm bị hư hỏng hoặc mốc. Thực phẩm bị mốc, hỏng sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Chất độc này sẽ gây tổn thương trực tiếp nhất đến gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Khuyến cáo không ăn thực phẩm bị mốc, không sử dụng bộ đồ ăn bị mốc hoặc rửa kỹ trước khi sử dụng và chú ý vệ sinh nước uống.
3. Kiểm soát cân nặng
Có rất nhiều căn bệnh ung thư liên quan đến béo phì như ung thư thực quản, dạ dày, ruột kết và trực tràng, gan mật tụy, thận, nội mạc tử cung, buồng trứng, vú, tuyến giáp, màng não… Vì vậy việc kiểm soát cân nặng là vô cùng cần thiết.
Bạn có thể giảm cân bắt đầu bằng chế độ ăn kiêng khoa học và tập thể dục thường xuyên. Nên nhớ, không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc trên thị trường, nếu dùng thì phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
(Theo Toutiao)
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện
- Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư: 3 thay đổi trong lối sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu