Thế giới đã có 425 triệu người bị tiểu đường: Bổ sung lượng nhỏ loại Vitamin này giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh
B12 là một loại vitamin "tuy nhỏ nhưng có võ". Cơ thể người chỉ cần hấp thụ 2 microgram mỗi ngày loại vitamin này từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa.
- 20-01-201810 loại vitamin này tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng hàng ngày
- 10-12-2017Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin
- 27-11-2017Loại vitamin ít người để ý bổ sung nhưng nếu thiếu hụt lại gây nhiều vấn đề cho sức khỏe
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Sinh học Tế bào và Sinh học Phân tử CSIR (CCMB) tại Hyderabad (Ấn Độ) cùng các nhà khoa học từ Pune (Ấn Độ), Singapore và Anh Quốc đã nghiên cứu con đường phân tử để giải thích cho mối liên quan giữa bổ sung vitamin B12 và bệnh đái tháo đường tuýp 2 cùng các gen liên quan tới bệnh này.
Tiến sĩ Giriraj R. Chandak, nhà khoa học tại CSIR- CCMB và tác giả của bài báo được xuất bản trên trang Epigenomics nói rằng: "Các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra rằng bổ sung B12 trong một năm có thể làm giảm mức homocysteine (tăng nồng độ homocysteine trong máu sẽ khiến gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim , đột quỵ và sự tạo thành huyết khối). Người Ấn Độ nói chung có mức B12 thấp, có thể là do chế độ ăn chay. Chúng tôi muốn khám phá thêm vì chúng ta biết rằng B12 đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng của cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm hội chứng rối loạn chuyển hóa tim và trao đổi chất".
Nghiên cứu này được thực hiện trên 108 trẻ em từ nghiên cứu dinh dưỡng bà bầu tại Pune (PMNS). Các em được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm. Một nhóm không được bổ sung bất kỳ chất bổ sung nào trong khi nhóm thứ hai được bổ sung B12 (10 microgram / ngày), nhóm thứ ba được bổ sung B12 cùng với folic acid (có ảnh hưởng đến mức homocysteine) và nhóm thứ tư được bổ sung chỉ acid folic.
Sau một năm, mẫu máu của các bé đã được thu thập để lấy mẫu gen DNA để nghiên cứu về sự khác biệt trước và sau khi bổ sung B12.
Tiến sĩ Giriraj R. Chandak cho hay: "Chúng tôi thấy rằng B12 là một nhân tố quyết định trong chu kỳ chuyển hóa carbon của cơ thể. Chu kì này xác định mức độ của các protein khác nhau bằng cách điều hòa methyl hóa gen của chúng. Các gen khác nhau liên quan đến bệnh tiểu đường được tìm thấy xuất hiện ít hơn bởi chúng đã được methyl hóa. Chúng tôi tìm thấy rõ sự giảm thiểu của 4 gen hàng đầu có liên quan đến bệnh tiểu đường".
Tiến sĩ Smeeta Shrestha làm việc tại CCMB cũng cho hay: "Nghiên cứu thông tin sinh học này đã giúp chúng tôi xác định vị trí của các gen và nghiên cứu nuôi cấy tế bào ở người đã được tiến hành để xác nhận các kết quả. Các nghiên cứu khác đang được tiến hành trong phòng thí nghiệm để hiểu thêm về B12 ảnh hưởng như thế nào đến mạng lưới phân tử và đường dẫn tín hiệu của các gen liên quan đến bệnh đái tháo đường tuýp 2".
Tiến sĩ Chandak bổ sung: "Gần 40-70% dân số thiếu vitamin B12. Nhưng nghiên cứu này rõ ràng cung cấp bằng chứng cho thấy vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguy cơ mắc các bệnh thông thường xảy ra như tiểu đường. B12 có thể được hấp thụ từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa".
Cách bổ sung B12 đơn giản nhất
Các vấn đề đường huyết hoặc các rối loạn như Hashimoto's hoặc lupus có nghĩa là cơ thể có thể đang hấp thu ít vitamin B12 từ chế độ ăn. Thiếu vitamin B12 có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và nó có liên quan tới một số chẩn đoán đáng sợ. Lượng vitamin B12 thấp có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và cũng có liên quan tới trầm cảm và các rối loạn lo âu như các triệu chứng Alzheimer, tự kỉ và bệnh tâm thần.
Thiếu hụt vitamin B12 là tình trạng có thể gây nguy hiểm nhưng dễ phòng tránh. Việc bổ sung là nhanh chóng và an toàn vì vitamin B12 là vitamin tan trong nước. Cách hiệu quả nhất là ngậm dưới lưỡi hoặc tiêm. Vì phần lớn mọi người không thích tiêm nên viên ngậm dưới lưỡi là giải pháp đơn giản nhất.
Tổng hợp