Thêm một tổ chức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021: Kịch bản xấu nhất xuống mức 2%, cơ sở ở 4%
VDSC cắt giảm dự phóng tăng trưởng GDP cả năm 2021 xuống còn 4%, phản ánh những tác động tiêu cực của đợt bùng phát lần thứ tư đối với các hoạt động trong nước cũng như ảnh hưởng kéo dài của các biện pháp phòng Covid-19 lên hoạt động kinh tế.
- 18-08-2021Hà Tĩnh chuyển hơn 24 ha rừng làm nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II 2,2 tỷ USD
- 17-08-2021Chuyên gia VinaCapital nói gì về khả năng lương nhân công nhà máy Việt Nam theo kịp Trung Quốc?
- 17-08-2021Điểm lại hơn 80 dự án điện gió từ Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau... trước nguy cơ không kịp hưởng giá ưu đãi trong chưa đầy 3 tháng tới
Vừa qua, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã công bố báo cáo triển vọng ngành 6 tháng cuối năm. Theo đó, VDSC nhấn mạnh, triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2021 phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của việc ngăn chặn dịch bệnh, cũng như tiến độ tiêm chủng.
Đáng chú ý, VDSC giảm dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 xuống còn 4%. Lý giải về điều này, báo cáo cho hay, con số này phản ánh những tác động tiêu cực của đợt bùng phát lần thứ tư đối với các hoạt động trong nước, cũng như ảnh hưởng kéo dài của các biện pháp phòng Covid-19 lên hoạt động kinh tế.
Ước tính, các ngành kinh tế đang hoạt động dưới 50% công suất, do các nguyên nhân sau:
- Nhiều tỉnh thành đang siết chặt hơn với các hoạt động không thiết yếu, các hoạt động đi lại và tụ tập không cần thiết theo Chỉ thị 16+, 16 hoặc 15 của Chính phủ.
- Việc giãn cách xã hội kéo dài có thể có tác động nghiêm trọng đến kinh tế vì các tỉnh thành này đóng góp tới hơn 80% GDP quốc gia.
- Hiện tại, cả nước trải qua đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ khi dịch bệnh xảy ra, lưu lượng di chuyển giảm đáng kể trong tháng 7/2021, thậm chí còn thấp hơn đợt phong tỏa vào tháng 4/2020.
Xu hướng di chuyển giảm xuống mức thấp nhất
- Ít nhất 70% nhà máy sản xuất ở miền Nam phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa. Ngoài ra, các nhà máy hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ” phải chịu chi phí vận hành rất lớn và phải giảm 40-50% công suất.
- Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt hiện đang mang đến nhiều rủi ro gián đoạn đối với hoạt động vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng cho sản xuất. Cụ thể, chi phí hoạt động gia tăng và thời gian để tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa kéo dài. Hay sự chậm trễ của vận tải hàng hóa đường bộ và đóng cửa nhà máy sản xuất cũng gây áp lực lớn lên hoạt động của các cảng hàng hóa.
Hoạt động bán lẻ tăng trưởng âm trở lại vào T7/2021
Nhìn chung, triển vọng kinh tế nửa cuối năm phụ thuộc vào hiệu quả của việc ngăn chặn dịch và tốc độ tiêm chủng. Trong quý 3/2021, tiêu dùng hộ gia đình và các ngành dịch vụ có thể sẽ tăng trưởng âm. Sang quý 4 năm nay, nếu không có những hỗ trợ chính sách mạnh mẽ hơn, sự phục hồi kinh tế sẽ yếu do dư chấn từ đại dịch lên thị trường lao động, chuỗi cung ứng, bảng cân đối của doanh nghiệp và hộ gia đình.
Nguồn: CTCK Rồng Việt
Đối với năm 2022, báo cáo nêu rõ, sẽ có ít khả năng xảy ra các đợt phong tỏa trên diện rộng, điều này tạo nền tảng khả quan hơn cho tăng trưởng kinh tế phục hồi trở lạicó ít khả năng xảy ra các đợt phong tỏa trên diện rộng, điều này tạo nền tảng khả quan hơn cho tăng trưởng kinh tế phục hồi trở lại.
Theo đó, dự báo năm 2022, GDP của Việt Nam sẽ tăng 6,5%, với sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất và chi tiêu tiêu dùng cá nhân. Song, do khả năng xảy ra các làn sóng Delta và các biến thể mới kèm theo các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với dịch bệnh vẫn là một rủi ro khó lường vào năm 2022, sự phục hồi vẫn sẽ còn khó khăn và tương đối chậm đối với một số lĩnh vực như du lịch, lữ hành và bán lẻ.