Thêm quốc gia châu Á châu Á sẵn sàng mua dầu Nga, Moscow tuyên bố sẵn sàng chiết khấu 'sập sàn' cho đối tác
Ảnh minh họa.
Mức giá rẻ hiện tại của dầu Nga là lợi thế kinh tế khổng lồ với các nước châu Á giữa lúc giá năng lượng thế giới tăng cao.
- 13-09-2022Nhiều hãng taxi giảm giá cước
- 13-09-2022Sau Tết Trung thu, những chiếc bánh không bán được hoàn toàn biến mất - Chúng đã đi đâu?
- 13-09-2022Sự thật nho mẫu đơn tiền triệu đang được bán ngập chợ, giá siêu rẻ
Indonesia cân nhắc mua dầu Nga
Theo câu trả lời phỏng vấn với tờ Financial Times về việc liệu Indonesia có mua dầu từ Nga hay không, Tổng thống Joko Widodo cho biết: "Chúng tôi luôn xem xét mọi lựa chọn. Tất nhiên nếu có nước như vậy và họ đưa ra mức giá tốt hơn".
"Chính phủ có nhiệm vụ tìm những nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu năng lượng của người dân. Chúng tôi muốn tìm một giải pháp", Tổng thống Widodo nói thêm.
Ảnh: Bloomberg
Đầu tháng 9, ông Widodo đã tăng giá nhiên liệu được trợ cấp lên 30%, khẳng định việc tăng giá là "lựa chọn cuối cùng" vì các áp lực tài chính. Động thái này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp Indonesia, theo Hãng tin Reuters.
Nhận định nói trên của ông Widodo cũng cho thấy khó khăn của nhiều quốc gia khi họ đương đầu với cuộc khủng hoảng năng lượng đang ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp trên toàn cầu.
Tổng thống Joko Widodo cho biết ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng giá nhiên liệu vốn được trợ giá lên khoảng 30% và giá dầu lên khoảng 32% so với một năm trước.
Theo Reuters, bất kỳ động thái nào để mua dầu thô của Nga với giá cao hơn mức giới hạn mà các nước G7 đồng ý đều có thể khiến Indonesia phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Hồi tháng 8, Bộ trưởng Du lịch Sandiaga Uno cho biết Indonesia đã được chào bán dầu thô của Nga với mức chiết khấu 30%. Theo đó, công ty dầu khí quốc doanh của nước này - Pertamina, cho biết họ đang xem xét các rủi ro khi mua dầu của Nga.
Theo các công đoàn thương mại Indonesia, giá nhiên liệu tăng sẽ làm giảm sức mua, vào thời điểm tiền lương bị hạn chế và lạm phát tăng vọt.
Trước tình hình giá nhiên liệu tăng vọt, các cuộc biểu tình do sinh viên và các công đoàn dẫn đầu đã diễn ra xung quanh thủ đô Jakarta và các thành phố lớn của Indonesia như: Surabaya, Makassar, Kendari, Aceh và Yogyakarta.
Nga sẵn sàng bán dầu với mức giá thậm chí thấp hơn trước đây cho Ấn Độ
Các khoản giảm giá mà Nga đề nghị cho Ấn Độ dự kiến sẽ đáng kể và thấp hơn so với mức giảm giá mà Iraq đưa ra trong những tháng gần đây, tờ Business Standard đưa tin.
Trong nỗ lực đảo chiều kế hoạch của G7 áp giá trần với dầu của Nga, Moscow tuyên bố sẵn sàng cung cấp dầu với mức giá thậm chí thấp hơn trước đây cho New Delhi.
Theo giới chức New Delhi, "mức chiết khấu đáng kể" sẽ cao hơn so với mức giảm giá mà Iraq đưa ra trong hai tháng qua.
Ảnh minh họa.
Trong tháng 5, giá dầu thô của Nga bán cho Ấn Độ rẻ hơn 16 USD/thùng so với giá nhập khẩu trung bình của New Delhi là 110 USD/thùng. Mức chiết khấu giảm xuống còn 14 USD/thùng vào tháng 6, khi giá nhập khẩu trung bình của Ấn Độ là 116 USD/thùng. Tính đến tháng 8, giá dầu thô của Nga thấp hơn 6 USD so với giá trung bình.
Nhà cung cấp dầu lớn nhất của Ấn Độ là Iraq cũng hạ giá mạnh so bắt đầu từ cuối tháng 6, cung cấp một loạt dầu thô có giá trung bình thấp hơn 9 USD/thùng so với dầu của Nga. Do đó, thị trường cực kỳ nhạy cảm với giá cả đã chuyển dịch ngược trở lại có lợi cho Iraq.
Kết quả là, Nga trượt xuống vị trí thứ ba trong danh sách các quốc gia xuất khẩu dầu cho Ấn Độ, đáp ứng 18,2% nhu cầu dầu của cả nước. Saudi Arabia (20,8%) và Iraq (20,6%) là hai nhà cung cấp hàng đầu.
Ngay cả khi không có tranh luận về giá, các quan chức vẫn cho rằng nguồn cung dầu thô ổn định nên được thiết lập bên ngoài khu vực Tây Á. Một quan chức cho biết: “Mặc dù nhập khẩu dầu từ Iraq vẫn là nguồn mua chính, nhưng trong bối cảnh phức tạp toàn cầu và tình hình nội bộ đầy biến động của Iraq, Ấn Độ cần tạo ra các cơ chế thay thế”.
Trung Quốc và Ấn Độ tăng mua dầu Nga nhân lúc giá giảm do lệnh trừng phạt phương Tây. Mỹ và châu Âu kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ hạn chế mua dầu, than từ Nga nhưng mức giá rẻ hiện tại là lợi thế kinh tế khổng lồ giữa lúc giá năng lượng thế giới tăng cao.
Tham khảo: FT
Nhíp sống thị trường