MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Theo dõi chi tiêu có thể là "sự lãng phí thời gian", chuyên gia tài chính cá nhân nói: Hãy thử cách này để thay thế

01-05-2022 - 18:05 PM | Sống

Theo dõi chi tiêu có thể là "sự lãng phí thời gian", chuyên gia tài chính cá nhân nói: Hãy thử cách này để thay thế

Theo dõi tiền của bạn đi đâu có thể đang “cản trở việc đạt được các mục tiêu tài chính”.

Wall Street Journal đã xuất bản một danh sách các nhiệm vụ tài chính cần loại bỏ khỏi danh sách việc cần làm của bạn. Trong số đó, theo dõi chi tiêu được nêu tên.


Tác phẩm đã thu hút sự chú ý của Giám đốc tài chính cá nhân và kế hoạch nghỉ hưu Christine Benz của Morningstar. Cô ấy lặp lại điều này bằng một đăng tải trên Twitter và gọi hành động theo dõi chi tiêu là "một sự lãng phí thời gian" bởi vì nó cản trở việc đạt được các mục tiêu tài chính.

Dòng tweet đã tạo nên làn sóng trong giới cố vấn tài chính và các chuyên gia tài chính cá nhân khác trên Twitter. "Một điều mà cuộc trò chuyện này mang lại cho tôi là việc lập ngân sách cụ thể cho từng cá nhân như thế nào. Một số người rất thích ý tưởng theo dõi chặt chẽ chi tiêu, cho dù đó là thông qua ứng dụng hoặc bảng tính hay bất cứ thứ gì. Còn đối với nhiều người, đó là điều không ổn và nó có thể khiến họ chậm trễ trong việc lập một kế hoạch nghiêm túc", Christine Benz nói với Grow.

Theo dõi chi tiêu có thể là sự lãng phí thời gian, chuyên gia tài chính cá nhân nói: Hãy thử cách này để thay thế - Ảnh 1.

Theo dõi chi tiêu có thể là "sự lãng phí thời gian".

Nếu bạn là kiểu người thích theo dõi từng đồng ra vào tài khoản của mình, Benz sẽ không nghĩ rằng nỗ lực của bạn là vô ích. Nhưng nếu bạn là kiểu người sẽ thấy rằng việc giám sát khó khăn, ngay cả với sự trợ giúp của phần mềm, bạn có các lựa chọn khác.

Việc theo dõi các khoản chi tiêu của bạn giống như thực hiện một chế độ ăn kiêng hoặc cân đo các nguyên liệu trong nhà bếp. Đối với những người cảm thấy công việc đang làm quá tẻ nhạt, nó có thể hiệu quả trong ngắn hạn nhưng khó duy trì.

Cách thay thế:

Benz nói rằng cô ấy là một trong những người như vậy cho đến khi đọc được lời khuyên từ nhà tài chính cá nhân Jonathan Clements, người đã khuyến nghị đặt mục tiêu tiết kiệm hàng tháng và làm việc để hoàn thành điều đó. "Đó là một khoảnh khắc sáng bừng trong cuộc sống tài chính của tôi. Có một cách khác để làm điều này hiệu quả hơn. Tôi có thể tìm ra số tiền muốn tiết kiệm để hoàn thành và sau đó không phải lo lắng nếu trong một tháng nào đó cả gia đình bỗng tiêu pha quá đà", Benz nói.

Theo mô hình được đề xuất được Benz ủng hộ, các nhà lập ngân sách xác định các mục tiêu tiết kiệm, chẳng hạn như mô hình 50-30-20. Tức là bạn phân bổ 50% thu nhập cho các khoản cần thiết, 20% cho tiết kiệm/trả nợ và 30% cho mọi thứ khác.

"Bạn cần phải kiểm tra tình hình tài chính hiện tại của mình, xem xét thu nhập và tìm ra số tiền có thể tiết kiệm một cách hợp lý", Benz nói. Sau khi bạn xác định được con số đó, hãy thực hiện các bước để tự động chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm.

Theo Hồng Nhung

Nhịp sống Việt

Trở lên trên