Thép mạ có thể được áp thuế tự vệ chính thức
Đã có kết quả điều tra việc bán phá giá thép mạ của Trung Quốc, Hàn Quốc vào Việt Nam sau 1 năm...
- 30-09-2016Doanh nghiệp Mỹ yêu cầu DOC điều tra thép mạ của Việt Nam
- 01-09-2016Áp mức thuế chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 38,34%
- 24-05-2016Gia hạn kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu
Bộ Công Thương vừa cho biết đã có kết luận vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, ngày 3/3/2017, Cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh) đã kết thúc quá trình điều tra vụ việc và đã gửi dự thảo kết luận cuối cùng của vụ việc đến các bên liên quan.
Sau khi có quyết định điều tra vụ việc, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương sẽ ban hành bản câu hỏi về lượng và giá trị đến các nhà sản xuất, xuất khẩu thuộc 2 nước bị điều tra, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước hàng hóa bị điều tra.
Từ kết luận này, Bộ Công Thương sẽ ra quyết định có hay không việc áp thuế tự vệ chính thức với mặt hàng thép mạ.
Trước đó, ngày 3/3/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.
Thời gian điều tra kéo dài 1 năm. Trong thời gian điều tra, ngày 1/9/2016, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc dao động từ 4%-38,34%.
Nhiều doanh nghiệp bị áp thuế ở mức cao như BX Steel Posco Cold Rollled Sheet (38,34%), Begang Steel (34,77%), Wuhan Iron & Steel Company (25,63%), các nhà sản xuất/xuất khẩu của Trung Quốc bị áp thuế chung là 38,34%.
Nếu việc áp thuế được tiếp tục, nhiều doanh nghiệp tôn thép của Việt Nam sẽ được hưởng lợi như Tôn Hoa Sen, Tôn Đông Á...
VnEconomy