Thị trường chứng khoán Trung Quốc "cắm đầu" trong năm 2018 nhưng đang chứng kiến mức tăng mạnh nhất thế giới vào năm 2019
Trung Quốc bất ngờ trở thành thị trường chứng khoán "hot" nhất thế giới của tháng 2, đây là lần đầu tiên thị trường nước này "vươn" lên vị trí dẫn đầu kể từ thời kỳ bùng nổ vào 4 năm trước.
- 01-03-2019Sau hội Hội nghị Thượng đỉnh, chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm
- 28-02-2019Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ ông Trump và ông Kim Jong Un không đạt thỏa thuận
- 27-02-2019Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Bộ Thương mại công bố dữ liệu về nhu cầu nhà ở kém khả quan
Trong 15 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2, thị trường tài chính Trung Quốc đã mang về khoản lợi nhuận cao kỷ lục cho các nhà đầu tư chứng khoán. Chỉ số công nghiệp ChiNext chứng kiến mức tăng vượt trội với 25%, đánh dấu tháng có diễn biến khởi sắc nhất từ trước tới nay, trong đó tất cả 100 thành viên thuộc rổ chỉ số này đều chìm trong sắc xanh. Shanghai Composite đạt mức tăng 14%, vượt xa so với các chỉ số lớn của thị trường quốc tế và có hiệu suất vượt trội nhất so với các thị trường khác trên toàn cầu kể từ tháng 4/2015.
Sở dĩ chứng khoán Trung Quốc chứng kiến sắc xanh là bởi tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư về những tiến triển trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và đồng NDT ổn định. Tuy nhiên, cú tăng ngoạn mục tại thị trường nội địa đã cho thấy sự thay đổi đột ngột trong tâm lý của nhà đầu tư, khi mà các nhà đầu tư rất phấn khởi với các quy định mới của cơ quan quản lý và chấp nhận mức rủi ro về tài chính cao hơn. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao đang cho thấy họ tập trung nhiều hơn về tăng trưởng kinh tế, nhắc nhở rằng các hoạt động đầu cơ cần phải dừng lại, nếu không sẽ xảy ra một cuộc "đàn áp" về đòn bẩy.
Chứng khoán Trung Quốc thăng hoa chỉ trong một tháng 2 ngắn ngủi.
Trong khi các chỉ số ChiNext, Shanghai Composite, Shenzhen Composite và CSI 300 đều bước vào "lãnh thổ" của thị trường giá lên, thì doanh thu giao dịch hàng ngày tại thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới đã tăng lên 1 nghìn tỷ NDT (tương đương 150 tỷ USD), đây là mức cao nhất kể từ năm 2015. Các nhà đầu tư nước ngoài đã thu về khoản lời kỷ lục. Diễn biến bất ngờ và vượt trội này cũng có tác động tới thị trường trái phiếu, lĩnh vực mà nợ chính phủ Trung Quốc đang dần giảm xuống khi các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang chứng khoán.
Sự phát triển đặc thù của ngành đã thúc đẩy mạnh giá cổ phiếu của lĩnh vực viễn thông, trong đó có sự mở rộng của công nghệ 5G và một đơn đặt hàng cáp quang khổng lồ của hãng China Mobile. Hơn nữa, không thể kể đến sự đi lên của lĩnh vực nông nghiệp, cổ phiếu ngành này chứng khiến cú tăng mạnh do sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi đã đẩy giá thịt lợn lên cao. Sau báo cáo ngày 18/2, cho biết dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện trong một số nhân bánh bao của hãng thực phẩm Sanquan Food, thì cổ phiếu của công ty này vẫn tăng tới 3,9% trong tuần này, tính đến thứ Năm (28/2).
Lực cầu khối ngoại đối với cổ phiếu loại A của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục.
Tất cả những yếu tố trên đều là lý do khiến Trung Quốc trở thành thị trường "hot" nhất trong tháng 2. Goldman Sachs còn cho biết áp lực chốt lời có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới với tốc độ rất mạnh và có thể một số dữ liệu yếu kém về kinh tế sẽ được công bố. Tuy nhiên, bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào cũng có thể thúc đẩy đà tăng vào cuối năm nay, các nhà phân tích của Goldman nhận định.
Hơn nữa, một sự kiện lớn là Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc chuẩn bị diễn ra, điều này có thể giúp các nhà đầu tư nhận biết được nhiều "tín hiệu" của thị trường hơn. Đà tăng cũng đã chậm dần lại sau khi Shanghai Composite không đạt được mốc 3000 điểm. Tuy nhiên, ChiNext vẫn tiếp tục tăng mạnh, chỉ số này đã tăng tới 5,5% trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần này, đạt mức tăng lớn nhất trong gần 3 năm qua.