Thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa trải qua “thứ 2 đen tối” với 500 cổ phiếu mất 10% giá trị
Cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa trải qua đợt sụt giảm nghiêm trọng ngày đầu tuần với 500 cổ phiếu mất 10% giá trị, mức giảm kịch sàn và 1.200 cổ phiếu khác mất 7% giá trị.
- 13-07-2017Ed Thorp - Thiên tài toán học đánh bại mọi thứ, từ sòng bạc đến thị trường chứng khoán
- 12-07-2017Nghị sĩ Mỹ hốt hoảng khi Trung Quốc sắp mua đứt Sàn chứng khoán Chicago
- 05-07-2017Sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Á sau vụ Triều Tiên thử tên lửa có thể bắn tới Mỹ
- 26-06-2017Thị trường chứng khoán sụp đổ, triệu phú bỏ nhà tới sống trên hoang đảo
- 19-06-2017Ủy ban chứng khoán Trung Quốc phạt 29 cá nhân hơn 900 triệu USD
- 06-06-20177 bài học cuộc sống rút ra từ đầu tư chứng khoán có thể giúp bạn khôn ngoan hơn
Gọi sự kiện này là “Black Monday” (ngày thứ 2 đen tối), các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc họp của chính phủ vào cuối tuần trước xoay quanh các vấn đề về hệ thống tài chính. Tại Hội nghị Công tác Tài chính Quốc gia do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ tọa, các quan chức Trung Quốc đã quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt để giám sát việc điều tiết và khống chế nợ của hệ thống tài chính trong 5 năm tới.
Trả lời độc quyền tờ Tân Hoa xã, Jiang Yang, Phó Chủ tịch Uỷ ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, nhấn mạnh: “Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục trấn áp các vi phạm luật chứng khoán, bao gồm giao dịch nội gián và thao túng thị trường”.
Hội nghị diễn ra cuối tuần trước đã truyền đi thông điệp rõ ràng nhằm ngăn hệ thống tài chính Trung Quốc đi vào vết xe đổ của cuộc khủng hoảng năm ngoái.
Chính phủ Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp kiểm soát hệ thống tài chính nhằm ngăn nó đi vào vết xe đổ năm 2016.
Mọi thứ sẽ không trở lại bình thường mà thay vào đó, có một chuẩn mực bình thường mới ở Trung Quốc lúc này. Sau khi cho phép các công ty tài chính toàn cầu thỏa sức đầu tư, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các biện pháp nhằm kiềm chế họ trong vài tháng trở lại đây. Động thái này nhằm hai mục tiêu là giữ tiền ở lại nền kinh tế Trung Quốc và ngăn những công ty này ôm quá nhiều nợ rủi ro.
Những công ty như Bảo hiểm Anbang, vốn có quan hệ gần gũi với chính quyền, cũng không nằm trong diện loại trừ. Thậm chí, Chủ tịch Anbang cũng đã bị bắt. Tập đoàn Wanda Đại Liên của tỷ phú Wang Jianlin, người giàu thứ 2 Trung Quốc, cũng đang nằm dưới sự điều tra của chính phủ sau khi phát hiện những “vi phạm” trong việc đầu tư nước ngoài.
Sự bất ổn trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc xảy ra trong một bối cảnh hết sức lạ lùng khi số liệu báo cáo cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vững chắc trong quý 2/3017. Tăng trưởng GDP được duy trì ở mức ổn định so với quý trước, đạt 6,9%. Sản lượng công nghiệp tháng 6 tăng 7,6% so với mức 6,5% trong tháng 5.
Trong bản thông báo gửi tới khách hàng, nhà phân tích Wei Yao của Societe Generale giải thích: “Những ảnh hưởng của việc thắt chặt thanh khoản trước đây và sự rung lắc về quản lý tài chính đang diễn ra được thể hiện rõ ở dữ liệu tín dụng và tiền nhưng vẫn chưa tác động tới nền kinh tế thực”.