MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 tháng cuối năm: Chọn cổ phiếu nào để đầu tư theo chu kỳ kinh tế?

Với các dấu hiệu vĩ mô như GDP, IP, tín dụng, … Việt Nam được xem là đang ở trong giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng.

Một nghiên cứu của Fidelity Investment (Hoa Kỳ), chỉ ra mỗi chu kỳ của nền kinh tế được chia thành 4 giai đoạn: early (thời kỳ đầu) – mid (thời kỳ giữa) – late (thời kỳ cuối) – recession (thời kỳ suy thoái) với những đặc điểm cụ thể.

Theo đó, thời kỳ đầu của chu kỳ kinh tế (Early-stage phase) đánh dấu thời kỳ phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng khi các chỉ số GDP, lạm phát, thu nhập, thất nghiệp được cải thiện. Tín dụng tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng tốc và hàng tồn kho của nền kinh tế giảm mạnh trong bối cảnh doanh thu tăng cao. Các chính sách kích thích kinh tế đang được thực hiện.

Thời kỳ giữa của chu kỳ kinh tế (Mid-cycle phase) được nhận diện qua các đặc điểm như tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn dương nhưng ở tốc độ vừa phải so với thời kỳ đầu. Các hoạt động kinh tế và tăng trưởng tín dụng sôi động trong khi hàng tồn kho của nền kinh tế và doanh thu nhanh chóng tiệm cận với mức cân bằng.

Thời kỳ muộn của chu kỳ kinh tế (Late-cycle phase) là lúc mà nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và khởi đầu cho sự suy thoái cùng lạm phát gia tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần trong sự thắt chặt của các chính sách. Tín dụng thắt chặt, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Hàng tồn kho vẫn tăng trong khi tốc độ tăng trưởng của doanh thu giảm dần.

Vào thời kỳ suy thoái (Recession phase), lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh trong bối cảnh khan hiếm nguồn vốn cho các hoạt động kinh tế. Các chính sách tiền tệ dần được nới lỏng, hàng tồn kho tiếp nối đà giảm trong khi doanh thu duy trì ở mức thấp.

 

Báo cáo này xếp Nhật Bản đang thời kỳ đầu của chu kỳ và Đức, Mỹ ở giai đoạn giữa trong khi Trung Quốc ở giai đoạn suy thoái.

Với các dấu hiệu vĩ mô tương đồng về GDP, IP, tín dụng, … Việt Nam được xem là đang ở trong giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng.

Phân tích dữ liệu lịch sử chứng khoán Mỹ cho thấy, thị trường vốn có xu hướng dịch chuyển theo mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Ở mỗi giai đoạn, thông thường sẽ có một số nhóm ngành dẫn đầu.

Cụ thể trong giai đoạn đầu, khu vực nào được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách của Chính phủ sẽ có xu hướng hồi phục mạnh, dẫn dắt nền kinh tế trong giai đoạn này.

Đó là các ngành tài chính, tiêu dùng không thiết yếu, công nghệ thông tin và công nghiệp.

Quay lại với thị trường Việt Nam, nửa đầu năm 2015, trên thị trường chứng khoán, nhóm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Theo một báo cáo mới đây của CTCK Nhất Việt, các cổ phiếu được khuyến nghị quan tâm trong 4 nhóm ngành nêu trên như sau:

 

Mai Linh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên