MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các cổ phiếu biến động mạnh nhất tại HoSE trong 6 tháng đầu năm

Tăng giá mạnh nhất là VIC và VPL trong khi mức giảm mạnh nhất thuộc về DVD và SBS.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, tại sàn HoSE có 263 mã giảm trong khi chỉ có 28 mã tăng.

Trong số giảm giá, số mất trên 20% giá trị là 198 mã; trong đó, có 36 mã giảm trên 50%.

Số tăng giá có 9 mã tăng trên 20% - chủ yếu là các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Phía tăng giá, hai mã tăng mạnh nhất là bộ đôi VIC-Vincom (47,2%) và VPL-Vinpearl (39,8%).

VIC đã tăng liên tục trong nửa đầu năm nay bất chấp áp lực chốt lãi của nhà đầu tư ngoại.

Gần như toàn bộ số trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vincom đã được chuyển đổi thành cổ phiếu với giá chuyển đổi là 60.000 đồng, bằng 50-60% so với thị giá.



Với thị giá xấp xỉ 140.000 đồng, VIC hiện là mã có thị giá lớn nhất trên thị trường.

Không chỉ VIC, bã mã khác trong nhóm “tứ trụ” (4 cổ phiếu có ảnh hưởng nhất tới Vn-Index) cũng đều đứng trong top tăng giá: MSN tăng 29,3%, VNM tăng 26,7% và BVH tăng 23,5%.

Mức giá hiện tại của MSN và BVH đều đã giảm đáng kể so với đỉnh.

VNM đã cho thấy sức hút lớn đối nhà đầu tư ngoại khi cứ “hở room” là khối ngoại mua bằng hết. Trong nửa đầu năm nay, khối ngoại đã bỏ ra 950 tỷ đồng để mua ròng 8,6 triệu đơn vị VNM; đồng thời, Vinamilk cũng phát hành riêng lẻ 10,7 triệu cổ phiếu cho 5 nhà đầu tư ngoại với giá phát hành xấp xỉ 130.000 đồng/cp.

Các mã tăng giá mạnh khác có VCF (27,7%), CTG (25,6%), IFS (25,5%)…

CTG đã có hành trình tăng giá mạnh sau khi ngân hàng này phát hành riêng lẻ 10% vốn điều lệ cho IFC. Lượng cầu giúp CTG tăng mạnh chủ yếu là cầu ngoại.

Đối với IFS, Tập đoàn đồ uống Nhật Bản là Kirin Holdings đã mua lại toàn bộ phần vốn của Trade Ocean Holdings – công ty mẹ nắm 57% vốn của IFS.

Ban lãnh đạo mới của IFS đã quyết định sẽ hủy niêm yết cổ phiếu.

Giá ngày 31/12 đã được điều chỉnh khi có chia thưởng, cổ tức, bán ưu đãi.

Phía giảm giá, dẫn đầu là DVD của Dược Viễn Đông – cổ phiếu này mất 83,5% giá trị khi giảm từ 40.700 xuống 6.700 đồng.

Hiện DVD vẫn chưa hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010. Cuối tháng 3, đại hội cổ đông của công ty đã thông qua việc bán tài sản để trả nợ.

 
Hai cổ đông ngoại là BankInvest và Deutsche đã bán toàn bộ lượng cổ phiếu tương đương 36% vốn điều lệ.

Đứng thứ 2 trong top giảm giá là SBS của chứng khoán Sacombank, giảm 72% từ 33.100 xuống 9.300 đồng.

Năm nay, SBS đặt kế hoạch khá tham vọng với mục tiêu 200 tỷ đồng LNTT (quý 1 đạt hơn 5 tỷ đồng).

Ngày 13/6, Ngân hàng Sacombank đã bán 9,42 triệu cổ phiếu SBS, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 56% xuống 49%.

Các mã khác trong top 10 giảm giá đều ghi nhận mức giảm trên 60% như VES (-68,8%), KSA (-68,2%), VSI (-66%)…

Trong số này, duy nhất KSA còn ở trên mệnh giá, chốt tháng 6 ở mức 14.300 đồng.

Đối với nhóm cổ phiếu lớn, ngoại trừ nhóm “tứ trụ” thì hầu hết đều giảm sâu.

Giảm mạnh nhất là KBC: giảm 51% xuống 16.700 đồng; SJS giảm 48%, OGC giảm 47%, SSI giảm 45%, REE giảm 37%, HAG giảm 28%...

Tính đến cuối tháng 6, có 104 mã nằm dưới thị giá 10.000 đồng (trong đó có 18 mã dưới 5.000 đồng). Những mã có thị giá thấp nhất là VKP (2.200 đồng), BAS, FPC (2.900 đồng), VSG (3.000 đồng)…
 
Biến động giá VIC và VPL trong 6 tháng
 
Biến động giá DVD và SBS trong 6 tháng
 
Quốc Thắng
Theo dữ liệu HoSE

duchai

Trở lên trên