MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán, bảo hiểm không thuộc nhóm “phao cứu sinh” cho nền kinh tế

Hôm nay (ngày 27/1/2015), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI đã tổ chức Hội thảo Thách thức phát triển doanh nghiệp 2015, đáng chú ý tại buổi Hội thảo này là việc công bố “Báo cáo chỉ số kinh doanh 2014”.

Tóm tắt:

- Dịch vụ, công nghiệp thực phẩm, bất động sản, cơ khí, công nghiệp khí, công nghiệp phân bón, dược và dụng cụ y tế, thương mại và trồng trọt được xem những “phao cứu sinh” cho nền kinh tế.

- Chứng khoán, công nghiệp điện tử, khách sạn, thuỷ sản, vận tải, hoá chất, bảo hiểm, thức ăn gia súc, tư vấn và thép được xem là những ngành có thể trở thành “gánh nặng” cho nền kinh tế.

- Năm 2014, số DN đạt tiêu chí về giá trên 10.000 đ/CP hay cổ tức EPS trên 15% hoặc cả 2 tiêu chí này tăng ở một số ngành về 2 tiêu chí gồm cơ khí, hoá chất, sách và thiết bị trường học, nhựa và bao bì, vận tải, vật liệu xây dựng;

- Chỉ số Kinh doanh 2014 cho thấy chỉ có duy nhất ngành bất động sản thể hiện xu thế chuyển nhóm tích cực


Năm 2013, số lượng DN được khảo sát là 391, sang năm 2014, số lượng DN được xử lý tăng lên 1088 DN, được chia thành 34 ngành. Báo cáo chọn đối tượng nghiên cứu là các DN niêm yết vì hai lý do sau. Thứ nhất, thị trường chứng khoán (TTCK) luôn được nhiều nhà nghiên cứu coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Thứ hai, đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của các thông tin về DN do được tập hợp độc lập, khách quan thông qua các báo cáo tài chính có kiểm toán của các DN niêm yết.

Những ngành là “phao cứu sinh” cho nền kinh tế

Theo Báo cáo Chỉ số Kinh doanh 2014, những ngành có nhiều DN đạt chỉ số tài chính tốt, gồm: dịch vụ, công nghiệp thực phẩm, bất động sản, cơ khí, công nghiệp khí, công nghiệp phân bón, dược và dụng cụ y tế, thương mại và trồng trọt. Và, Báo cáo cho rằng: Đó là những “phao cứu sinh” cho nền kinh tế.

Qua đó cũng có thể xác định được những ngành có thể trở thành “gánh nặng” cho nền kinh tế, khi kết quả kinh doanh của các DN này nằm ở cuối bảng xếp hạng, ví dụ như: chứng khoán, công nghiệp điện tử, khách sạn, thuỷ sản, vận tải, hoá chất, bảo hiểm, thức ăn gia súc, tư vấn và thép.

Báo cáo Chỉ số Kinh doanh có thể cho biết động thái trong từng ngành có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Động thái trong các ngành cũng được thể hiện rõ qua việc so sánh số liệu giữa năm 2014 với 2013. Sang 2014, số DN đạt tiêu chí về giá trên 10.000 đ/CP hay cổ tức EPS trên 15% hoặc cả 2 tiêu chí này tăng ở một số ngành về 2 tiêu chí gồm cơ khí, hoá chất, sách và thiết bị trường học, nhựa và bao bì, vận tải, vật liệu xây dựng;

Về tiêu chí giá cả gồm bảo hiểm, hạ tầng, điện, dịch vụ, vận tải, vật liệu xây dựng, xây dựng; về tiêu chí EPS gồm Bất động sản, cơ khí, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, dịch vụ, dược và dụng cụ y tế, khoáng sản, may mặc, tư vấn, xây dựng.

Trong khi đó, số DN đạt 2 tiêu chí lại giảm ở một số ngành như đường, công nghiệp khí, khoáng sản, may mặc, thuỷ sản, dược và dụng cụ y tế, may mặc, trồng trọt, thương mại và DN đạt 1 chỉ tiêu ở các ngành hầu như đều “trụ”. Điều đó là những dấu hiệu của sự khởi sắc trong những năm tới.

Tình trạng “chuyển nhóm” của DN trong từng ngành

Kết quả phân tích trong cuốn Chỉ số Kinh doanh 2014 cho thấy chỉ có duy nhất ngành bất động sản thể hiện xu thế chuyển nhóm tích cực; trong khi đó chiều hướng thay đổi ở nhiều ngành là khá tiêu cực, ví dụ như các ngành hạ tầng, khoáng sản, công nghiệp đường, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phân bón, dược và dụng cụ y tế, công nghiệp khí, cơ khí, điện, hoá chất, may mặc, thuỷ sản, dịch vụ.

Nhiều DN phải xếp vào cột “không có tên” do kết quả hoạt động trong năm giảm sút nên không đạt được bất kỳ chỉ tiêu nào. Những ngành có nhiều DN rơi vào tình trạng này là bất động sản, công nghiệp nhẹ, dược và dụng cụ y tế, may mặc, dịch vụ, xây dựng.

Số DN này được giới thiệu trong Cuốn 2 của Báo cáo Chỉ số Kinh doanh 2014 gồm 562 DN (chiếm đến 50%).

Báo cáo cho rằng, tình trạng nhiều DN thay đổi theo chiều hướng “tiêu cực” và tỷ trọng lớn các DN “dưới chuẩn” là những dấu hiệu về tình trạng suy yếu của DN dẫn đến những bất lợi cho nền kinh tế.

Xoá bỏ tham nhũng để cải cách môi trường kinh doanh

Khánh Nhi

Hạnh Lệ

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên