MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán tuần qua: Đại gia Bất động sản đua nhau tung tin khủng, thị trường náo nức

Có thể thấy tiền đang đổ rất nhiều vào dòng cổ phiếu bất động sản, vượt trội so với các dòng khác. Liệu đây sẽ là dòng dẫn dắt cho thị trường trong quý 4?

Kết thúc tháng 9, thị trường chào đón tháng 10 bằng 1 phiên nổ mạnh trên cả 2 sàn với giao dịch vô cùng sôi động tại dòng bất động sản – xây dựng, chứng khoán và khoáng sản.

Đây là những ngành được thị trường kỳ vọng nhiều vào kết quả kinh doanh quý 3 cũng như cả năm 2014. Nhưng câu chuyện không chỉ có vậy. Tuần qua, các “đại gia” bất động sản đã bất ngờ chính thức tung ra những thông tin “khủng” trong hoạt động kinh doanh.

Dẫn đầu về việc tạo hưng phấn cho nhà đầu tư có thể nói đến là KBC với hàng loạt thông tin về triển vọng của công ty được công bố liên tục. Đầu tuần là “triển vọng kinh doanh quý 4/2014” với biên bản ghi nhớ giữa KBC và Tập đoàn LG Electronics (LGE thuê thêm đất tại KCN Tràng Duệ - Hải Phòng, tổng giá trị ước tính khoảng 650 tỷ đồng), có thể giúp lợi nhuận cả năm của KBC vượt kế hoạch.

Ngay sau đó là thông tin tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Huế từ 8,2% lên 34,2%. CTCP Đầu tư Sài Gòn - Huế là chủ dự án khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn Chân Mây có diện tích 650 ha, trực thuộc khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô được hưởng toàn bộ lợi ích của một đặc khu kinh tế).

Tiếp đó là thông tin về “triển vọng tái cấu trúc nợ và thu hút vốn” với việc xin ý kiến ĐHCĐ bằng văn bản về việc phát hành thêm 120 triệu cổ phiếu (1.200 tỷ đồng tính theo mệnh giá) với giá phát hành dự kiến từ 15.000 đồng/cổ phiếu trở lên. Đồng thời, KBC cũng lên kế hoạch phát hành riêng lẻ 1.200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cũng với mức giá chuyển đổi không thấp hơn 15.000 đồng/cổ phiếu.

KBC cho biết, nếu theo mức giá dự kiến nêu trên, công ty có thể sẽ thu về được ít nhất 3.000 tỷ đồng trong thời gian tới với mục đích trả hết nợ và còn dư để tiếp tục đầu tư Khu công nghiệp.

VICOGC cũng gây bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư với thông tin OGC đã bán 100% cổ phần tại CTCP Bán lẻ và Quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail), trong đó, VIC đã mua lại 70% cổ phần và đổi tên thành CTCP Siêu thị VinMart. Hệ thống siêu thị Oceanmart sẽ được đổi tên thành Vinmart.

Trong những ngày trước đó, tập đoàn Vingroup đã công bố một số tin tức như đề xuất xây dựng một khu tổ hợp dịch vụ thương mại, đô thị mới, trên diện tích 4.000ha thuộc địa bàn phường Đại Yên, TP Hạ Long và xã Hoàng Tân, TX Quảng Yên hay dự kiến góp 94 tỷ thành lập Công ty TNHH Xây dựng Vincom Khánh Hòa.

Theo OGC, sau khi bán Ocean Retail, Tập đoàn này sẽ khởi động dự án Star City Center.

Không có những thông tin về hoạt động kinh doanh như các đại gia trên nhưng HAG đã thông báo thay đổi nhiều lãnh đạo cấp cao. Ông Nguyễn Xuân Thắng và bà Hồ Thị Kim Chi được bổ nhiệm làm phó Tổng giám đốc, đồng thời ông Nguyễn Xuân Thắng từ nhiệm chức Trưởng ban Kiểm soát và thay bằng ông Lâm Hoàng Hải.

Cổ phiếu bất động sản không nằm trong top 10 các mã tăng giá mạnh nhất tuần qua nhưng có thể thấy tiền đang đổ rất nhiều vào dòng này, vượt trội so với các dòng khác. Liệu đây sẽ là dòng dẫn dắt cho thị trường trong quý 4?

Biến động chỉ số và thanh khoản

Tiếp tục đi xuống trong 2 phiên cuối cùng của tháng 9 và rời khỏi mốc 600, VN-Index đã bất ngờ tăng vọt 10,47 điểm tương đương 1,75% trong phiên đầu tiên của tháng 10 khi cổ phiếu lớn tăng tốt, trong đó GAS tăng 3.000 đồng. Chỉ số tiếp tục tăng trong ngày hôm sau rồi điều chỉnh giảm vào ngày cuối tuần nhưng vẫn nằm trên dấu mốc 610 điểm quen thuộc.

Tính chung cả tuần, VN-Index đã tăng từ 5,6 điểm từ 605 lên 611,6. Khối lượng khớp lệnh trung bình của sàn HOSE đạt 151,7 triệu cổ phiếu/ngày – tăng 26,2%, giá trị khớp lệnh đạt 2.643,5 tỷ/ngày – tăng 20,4% so với tuần trước đó.

Trong tuần qua, hoạt động thỏa thuận trên sàn Hồ Chí Minh rất sôi động với những giao dịch giá trị lớn. Đứng đầu danh sách thỏa thuận trên HOSE là KBC. Cổ phiếu này vô cùng “nóng” trong tuần qua với một loạt thông tin về triển vọng kinh doanh đầy khả quan được công bố. Trong tuần, KBC đã được thỏa thuận 21,5 triệu cổ phiếu tương đương 319,4 tỷ đồng.

MSN đứng thứ 2 về giá trị thỏa thuận dù chỉ giao dịch 3,5 triệu cổ phiếu vào ngày 29/09 và hơn 220.000 cổ phiếu vào 1/10.

VIC cũng tung ra những thông tin “khủng” có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cổ phiếu này được thỏa thuận 231,6 tỷ đồng, rơi chủ yếu vào phiên cuối tuần.

Giá trị nhỏ hơn một chút là SFC. Ngày 29/9, thực hiện chủ trương thoái vốn khỏi CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC), CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã chuyển nhượng thành công 5,55 triệu cổ phiếu SFC cho CTCP Xăng dầu và Dịch vụ Hàng hải STS (2,77 triệu cổ phiếu) và bàTrần Thị Thu Phương (2,77 triệu cổ phiếu). Giá chuyển nhượng là 31.000 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị chuyển nhượng là 172 tỷ đồng.

(Đv: tỷ đồng)

HNX-Index tăng điểm cả 5 phiên trong tuần và cũng tăng mạnh nhất vào ngày đầu tháng 10. Tính chung cả tuần, HNX-Index tăng 1,76 điểm tương đương gần 2%, chốt tuần tại 90,32 điểm.

KLGD khớp lệnh trung bình của sàn Hà Nội đạt 74,7triệu đơn vị/ngày – tăng 12,8% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch đạt hơn 1.041,3 tỷ/ngày – tăng 9,1%.

Cổ phiếu OCH của CTCP Khách sạn và Du lịch Đại dương được giao dịch thỏa thuận gần 8,7 triệu cổ phiếu vào ngày 30/09 tương đương gần 200 tỷ đồng. Trước đó, Công ty mẹ của OCH là Tập đoàn Đại Dương OGC đã đăng ký bán ra 12,2 triệu cổ phiếu theo định hướng phát triển kinh doanh và phát triển của công ty. Giao dịch dự kiến thỏa thuận và khớp lệnh từ 17/9/2014 nhưng từ đó đến nay mới chỉ có giao dịch thỏa thuận vào ngày 30/09 nói trên.

(Đv: tỷ đồng)

Giao dịch của khối ngoại

Trên sàn HOSE, lần thứ 2 trong vòng 2 tuần qua, khối ngoại ghi dấu ấn với việc bán ròng rất lớn trong những ngày cuối tuần. Trong tuần này, khối ngoại bán ròng 370 tỷ vào ngày 3/10.

Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 3,9 triệu cổ phiếu và bán ròng gần 338 tỷ đồng.

Tác nhân chính của việc khối ngoại mua ròng về khối lượng nhưng bán ròng về giá trị vẫn thuộc về VIC. Cổ phiếu này bị bán ròng 442,8 tỷ đồng. VCB cũng bị bán ròng 119,8 tỷ. Ngược lại, KBC dẫn đầu về giá trị mua của khối ngoại trên HOSE với 304,7 tỷ.

Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

Trong khi đó tại sàn Hà Nội, khối ngoại vẫn mua ròng khá đều đặn dù khối lượng và giá trị không lớn. Tính chung cả tuần, họ mua ròng 2,7 triệu cổ phiếu tương đương 33 tỷ đồng.

PVS vẫn đứng đầu top mua bán của khối ngoại, tính ra cổ phiếu này bị bán ròng 36,3 tỷ. VND cũng bị bán ròng mạnh trong khi SHB được mua vào khá nhiều.

Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

>>> Hậu OceanMart, OceanGroup sẽ khởi động đại dự án Starcity Center

Hải Long

trangntm

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên