MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu hủy niêm yết năm 2014: Ra đi trong mức giá “rau dưa trà đá”

Song, rất nhanh chóng, có 11 doanh nghiệp sau khi tạm biệt 2 sàn HNX và HSX đã quay lại niêm yết trên sàn UPCOM chỉ sau vài tháng như PXM, GGG, MMC, PVA, QCC, S91, S96, SDB, SJM, VHH, YBC. Trong đó, QCC, SDB, VHH, YBC đã quay lại chỉ sau 1 tháng.

Nếu như vào năm 2012, con số 22 cổ phiếu bị hủy niêm yết đã khiến thị trường giật mình thì năm 2013, số lượng doanh nghiệp rời sàn còn lên đến 37. Tuy nhiên, điểm đáng mừng là nhiều doanh nghiệp rời sàn để tái cơ cấu. Bước sang năm 2014, số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết dồn vào nửa đầu năm, tức sau mùa BCTC kiểm toán năm 2013, các công ty thua lỗ 3 năm liên tục và có lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ đã lộ diện.

Theo thống kê của chúng tôi, năm 2014 có 30 công ty bị hủy niêm yết, trong đó sàn HNX chiếm 25 mã, HOSE chỉ có 5 mã.

Hủy niêm yết bắt buộc – ra đi trong mức giá “bèo”

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bị hủy niêm yết là do các Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ 3 năm liên tiếp hoặc lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ.

Đó là các doanh nghiệp sau:

Đa phần cổ phiếu của những Doanh nghiệp này có biến động giá rất mạnh mẽ trước khi rời sàn với những pha lao dốc giá sàn liên tục cả chục phiên rồi ra đi với mức giá “rau dưa trà đá”. Ví dụ như FDG, CNT, BHV, HHL … rời sàn tại giá từ 1.000 đồng – 2.200 đồng.

Đôi khi, trước khi rời sàn, các cổ phiếu vẫn kịp để lại dấu ấn đặc biệt bằng vài phiên tăng trần sau khi đã lao sàn chục phiên như BHC, NVC đều tăng trần 4 phiên liên tục trước ngày tử nhưng giá trước khi rời sàn cũng chỉ có 1.400 đồng và 1.000 đồng.

Trước khi ra đi, một số doanh nghiệp đã tuân thủ rất đầy đủ quy định về việc giải trình nguyên nhân thua lỗ cùng biện pháp khắc phục.

Ví dụ như CTCP bê tông Biên Hòa (mã: BHC) giải trình, công ty đã lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ do việc đầu tư xây dựng nhà máy bê tông An Hòa tại KCN Nhựt Chánh – huyện Bến Lức – Long An năm 2008 đúng vào thời điểm không thuận lợi, nhà máy hoạt động đúng vào thời kỳ suy thoái kinh tế dẫn đến doanh thu không đủ bù đắp chi phí. BHC đã đề ra phương án khắc phục là tập trung cơ cấu lại bộ máy quản lý, hoạt động theo mô hình gọn nhẹ, với sự hỗ trợ nhân lực của công ty mẹ để giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sản xuất. Quyết tâm đạt 172 tỷ doanh thu trong năm 2014 và đạt mục tiêu có lãi trong các năm tiếp theo.

Hay như MIC – CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam giải trình, vào năm 2010, Xí nghiệp vàng Punep trực thuộc công ty chấm dứt hoạt động do hết trữ lượng. Do đó, năm 2011, công ty đã đầu tư vào nước CHDCND Lào để khai thác vàng sa khoáng với tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ, chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất cao. Tuy nhiên chính sách cấp phép khai thác khoáng sản của Lào không ổn định nên công ty đã bị lỗ.

Giải pháp khắc phục của MIC là từ đầu quý 2/2014, công ty đã thuê được mỏ khai thác để hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ trở lại bình thường. Tài sản đầu tư tại Lào đã chấm dứt, khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty đã tăng trở lại.

Tuy nhiên, đó chỉ là thủ tục. Giải trình hay không thì BHC và MIC vẫn bị hủy niêm yết.

Bên cạnh việc hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ, còn có doanh nghiệp ra đi do không tuân thủ quy định công bố thông tin đầy đủ và minh bạch như HTB của CTCP Xây dựng Huy Thắng. Cổ phiếu này có lẽ cũng chẳng thiết tha gì việc niêm yết do hầu như không có giao dịch. Nhờ vậy, HTB rời sàn tại mức giá khá cao: 21.300 đồng.

Ngoài ra, QCC của CTCP Xây lắp và phát triển dịch vụ Bưu điện và S96 của CTCP Sông Đà 9.06 bị hủy niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2013.

Song, rất nhanh chóng, có 11 doanh nghiệp sau khi tạm biệt 2 sàn HNX và HSX đã quay lại niêm yết trên sàn UPCOM chỉ sau vài tháng như PXM, GGG, MMC, PVA, QCC, S91, S96, SDB, SJM, VHH, YBC. Trong đó, QCC, SDB, VHH, YBC đã quay lại chỉ sau 1 tháng.

Những cái tên biến mất do sáp nhập

Bên cạnh việc hủy niêm yết bắt buộc là các doanh nghiệp xin hủy niêm yết tự nguyện hoặc hủy niêm yết do sát nhập và hoán đổi cổ phiếu.
Nhìn chung các DN hủy niêm yết mà không phải do thua lỗ tại thời điểm rời sàn đều có mức giá khá tốt, biến động giá cũng ổn định , có thể thấy sự ra đi khá nhẹ nhàng.

Đơn cử như NLC của CTCP Thủy điện Nà Lơi. Cổ phiếu này hoán đổi với cổ phiếu SJD của CTCP Thủy điện Cần Đơn theo tỷ lệ 1:1 và tạm biệt sàn vào ngày 26/11/2014 tại mức giá rời sàn là 27.400 đồng.

SNG của CTCP Sông Đà 10.1 hoán đổi cổ phiếu với cổ phiếu Công ty cổ phần Sông Đà 10 theo tỷ lệ 1 SNG :1,2 SDT và có mức giá tại thời điểm hoán đổi là 19.500 đồng. Sông ĐÀ 10.1 sau đó đã chuyển thành Công ty TNHH MTV Sông Đà 10.1 do CTCP Sông Đà 10 sở hữu 100%.

S91 của CTCP Sông Đà 9.01 hủy niêm yết tự nguyện do sáp nhập với công ty mẹ Sông Đà 9 (mã: SD9). SD9 hiện đang sở hữu trên 55% vốn điều lệ của S91. S91 từ khi niêm yết đến nay cũng chưa từng báo lỗ; lãi năm 2012 đạt 7,1 tỷ đồng trên vốn điều lệ 29,4 tỷ đồng.

Mã SKS của CTCP Công trình Giao thông Sông Đà cũng đã biến mất dosáp nhập giữa SKS và SD2, SKS hoán đổi thành Cổ phiếu CTCP Sông Đà 2 (SD2) với tỷ lệ 1:1,1.

Ngoài ra, một số hủy niêm yết tự nguyện như CTCP Dịch vụ Hạ tầng mạng (mã: NIS), CTCP Chứng khoán Phú Hưng (mã: PHS) hay Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife (mã: MAFPF1) giải thể do hết thời hạn hoạt động vào 5/10/2014.

>> 2014-Năm thành công của các cổ phiếu lên sàn

>> Cổ phiếu mới niêm yết 2014: Kẻ tăng vốn khủng, kẻ rớt thảm

>> Niêm yết đường vòng: Từ hoán đổi cổ phiếu đến mua vỏ đổi tên

>> Những thương vụ..."bán con" chóng vánh

Bảo Ngọc

trangminh

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên